chúng ta trong những hoàn cảnh mới: là một điều tự nhiên cho con
người đặt ra kế hoạch và hành động cho cuộc sống của mình. Dĩ nhiên
có một sự thật hiển nhiên ở đây, nhưng (giống như với nhiều khẳng
định về việc gọi là “tự nhiên” đối với con người) Marx cũng liên kết
một phê phán giá trị với điều đó, ấy là kiểu cách của cuộc sống thích
đáng (appropriate) cho chúng ta cũng bao hàm hành động tạo tác có
mục đích (purposive productive activity). Điều này hàm ẩn trong việc
chẩn bệnh của ông về sự tha hóa trong lao động công nghiệp và trong
việc kê toa thuốc của ông cho một xã hội tương lai trong đó mọi
người có tự do để vun trồng tài năng của chính mình.
Học thuyết của Marx có bao hàm gì về vấn đề phụ nữ? Nếu Marx
có lý khi tập trung công cuộc khảo xét của mình về vấn đề sản xuất,
thì cũng là điều hữu lý phải nói đến vấn đề tái sản xuất. Hẳn nhiên
không một xã hội nào có thể tồn tại, nếu không sản xuất những thành
viên mới để đưa xã hội mình đi tới. Nhưng ta phải nhìn nhận rằng,
điều ấy bao gồm không những chỉ việc giao hợp giới tính, thụ thai,
sinh nở (“lao động” cả trong nghĩa này theo tự nghĩa), nhưng còn cả
một tiến trình dài trong việc chăm sóc con trẻ, nuôi dưỡng, giáo dục,
xã hội hóa – một công việc lao nhọc trong cách thức của nó và đồng
thời cũng đòi hỏi sự cộng tác của người đàn ông.
Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, tư hữu và nhà nước
(Ursprung der Familie, des Privateigentums und des Staats), Engels
(biên soạn, lần này một mình, không cùng với Marx) viết rằng, sản
xuất kinh tế quyết định cả hai loại sản xuất: lao động và gia đình.
Nhưng trong tổng thể, Marx là con người của thời đại của ông, xác
định rằng, sự phân chia truyền thống về các vai trò trong gia đình dựa
trên một “cơ sở thuần sinh lý học”, trong đó người phụ nữ hầu như
hoàn toàn có trách nhiệm về việc nuôi dưỡng con cái. Xem như Marx
đã không nhận thức rõ điều ông nghĩ về những điều được cho là khác
biệt giữa các giới tính cũng được tác động bởi các yếu tố kinh tế xã
hội. Sự phát triển kỹ thuật, thí dụ như thuốc ngừa thai, sữa bột cho trẻ