bóc lột bởi các chủ nhân của công nghệ, những kẻ có quyền áp đặt
những điều kiện cho công việc thuê mướn họ.
Đôi khi xem ra như Marx trước tiên lên án quyền tư hữu: có nơi
ông viết “bãi bỏ quyền tư hữu là bãi bỏ tha hóa” [Khởi thảo Kinh tế
học và Triết học: Ökonomisch-philosophische Manuskripten, năm
1844, trong: MEW 40, 537]. Nhưng nơi khác ông viết: “Mặc dầu
quyền tư hữu tỏ ra là cơ bản và căn nguyên của lao động tha hóa,
nhưng nó đúng ra là hậu quả hơn là nguyên nhân” [nt. MEW 40, 520].
Marx mô tả sự tha hóa của lao động trong sự kiện công việc không
còn là thành phần của bản tính người lao động; y không tự thể hiện
mình trong công việc, nhưng cảm thấy khốn nạn, thể lý thì kiệt sức,
tinh thần thì bại liệt. Công việc bức bách y như một phương tiện để
thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu cơ bản, và trong công việc thì y
không còn “thuộc về chính mình” – y nằm dưới sự kiểm soát của kẻ
khác. Cả những vật liệu y dùng và những sản phẩm y làm ra cũng đều
tha hóa đối với y, bởi chúng thuộc quyền sở hữu của một ai khác.
Có khi Marx khiển trách sự tha hóa bởi việc dùng tiền bạc, như một
phương tiện trao đổi làm giảm sút mọi giao dịch xã hội trở thành một
mẫu số chung thương mại – “trả tiền mà vô cảm”, như được nói đến
trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong văn cảnh này, ông lại
đưa ra một sự tương phản với xã hội phong kiến trong đó là những
tương quan kinh tế không tiền bạc − mặc dầu không chút nghi ngờ
rằng những tương quan đó cũng có thể “vô cảm” theo cách của chúng.
Ngoài ra, ông cũng nói đến sự phân chia lao động cũng là điều làm
cho công việc trở thành một năng lực tha hóa, ngăn cản con người có
thể thay đổi từ công việc này sang công việc khác theo mình thích
muốn (như Marx nói mà khó tin được, rằng mọi người sẽ có thể làm
được như thế trong xã hội tương lai).
Vậy điều mà Marx chẩn bệnh gọi là tha hóa là gì? Thật khó mà tin
được có kẻ nghiêm túc chủ trương bãi bỏ tiền tệ (và trở về với hệ
thống trao đổi vật với vật xưa kia?), chấm dứt sự phân chia và chuyên