trách công việc, hay sự kiểm soát cộng đồng tất cả mọi sự (cả bàn chải
đánh răng, áo quần, đồ ăn uống, v.v.?). Quyền tư hữu trong công
nghiệp − những phương tiện sản xuất và trao đổi − thường được xem
là đặc tính tiêu biểu của chế độ tư bản. Chương trình thực tiễn của
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bao gồm sự quốc hữu hóa đất đai, nhà
máy, xí nghiệp, vận tải, ngân hàng. Nhưng khó mà nghĩ được rằng, sự
kiểm soát của nhà nước về những điều này có thể chữa lành được sự
tha hóa lao động mà Marx đã mô tả thông qua những khái niệm tâm lý
học trong các tác phẩm thời ban đầu của ông. (Con người đã không
thực sự trở nên tha hóa dưới chế độ cộng sản ở Liên Xô?). Nếu nhà
nước thật đã trở nên căn cơ của những sự ác trong xã hội (hay một
trong những nguyên do cơ bản của sự ác), thì quốc hữu hóa sẽ chỉ làm
cho sự việc trở nên tồi tệ hơn do sự gia tăng quyền lực của nhà nước.
Sự cạnh tranh trong đời sống dưới chế độ tư bản xung đột với lý
tưởng đoàn kết mọi người trong xã hội. Như thế, ta có thể hiểu được
Marx khi ông nói rằng tha hóa là thiếu sót tính cộng đồng, làm cho
con người không thấy được công việc của mình như là một đóng góp
cho nhóm người mà mình là một thành phần, bởi nhà nước thì quá bao
la để có thể cảm nhận được như một công đồng đích thực. Một chẩn
bệnh như thế gợi ý rằng, một sự tản quyền thành những “công xã”
trong đó sự bãi bỏ tiền tệ và quyền tư hữu [may ra] có thể xem là thiết
thực hơn. Nhưng khả năng thực hiện và ước vọng mong muốn điều đó
là một điều gây tranh cãi đứng trên quan điểm kinh tế, bởi làm thế nào
cách sản xuất và phân phối toàn cầu mà chúng ta ngày nay đạt đến có
thể tổ chức được trong một xã hội gồm các công xã độc lập? Có thể
rằng những công nghệ của hệ thống các mạng máy tính có khả năng
cung cấp một số thuận lợi mới ở đây.
Trong tác phẩm cuối đời mình, Marx đã đưa ra một chẩn bệnh trực
tiếp hơn về cái ác của chủ nghĩa tư bản (dẫu khái niệm tha hóa vẫn
không biến khỏi các bài viết của ông). Marx khai triển một “học
thuyết về giá trị lao động” và một khái niệm về “giá trị thặng dư” bị