nơi đây Freud đã dùng năm sống cuối đời của mình để viết bản thư
vắn ngắn cuối cùng Yếu lược về Phân tâm học (Abriß der
Psychoanalyse, Outline of Psycho-Analysis).
BỐI CẢNH SIÊU HÌNH:
THẦN KINH HỌC, THUYẾT QUYẾT ĐỊNH, VÀ CHỦ NGHĨA
DUY VẬT
Điều tiêu biểu trong tư tưởng của Freud hẳn nhiên là học thuyết của
ông về bản tính của tâm thức, nhưng chúng ta trước hết cần ghi nhận
những quan điểm siêu hình và phương pháp luận của ông. Từ khởi
đầu, Freud gạt bỏ thần học và siêu hình siêu việt. Ông bắt đầu sự
nghiệp nghiên cứu của mình như một nhà sinh lý học, và mặc dầu ông
đi vào những chiều sâu của tâm lý học cá nhân và lý thuyết hóa về văn
hóa và xã hội con người, ông vẫn khẳng định hoàn toàn là một nhà
khoa học: Chương trình công nhiên của ông là giải thích mọi hiện
tượng của cuộc sống con người một cách khoa học. Ông không phải là
một nhà Marxist, nhưng ông chia sẻ niềm tin của thế kỷ XIX về tiến
bộ lịch sử và niềm tin của Khai minh rằng, sự ứng dụng của khoa học
có thể cải tiến điều kiện con người.
Hoàn toàn đắm chìm trong tin tưởng của khoa sinh vật học Hậu-
Darwin, Freud nhìn nhận rằng, con người là một loại sinh vật, mặc dầu
là một loại đặc biệt. Với sự hiểu biết sâu rộng của mình về khoa học
sinh vật học và sự thực nghiệm sâu xa về nghiên cứu sinh lý học,
Freud khẳng định rằng mọi điều xảy ra trong cơ thể của chúng ta đều
được quyết định bởi các quy luật của vật lý học, hóa học và sinh vật
học. Ông được mô tả như một nhà “sinh vật học của tâm thần”, xác
định rằng mọi sự kiện và tiến trình tâm thần của chúng ta cũng đều
được quyết định bởi những nguyên nhân trước đó.
Freud là một nhà duy vật triết học cũng như một người chủ trương
học thuyết quyết định (determinist). Ông nhìn nhận một sự phân biệt
cách nào đó giữa những trạng thái tâm thần và những trạng thái của bộ
não, nhưng điều đó đối với ông chỉ là một nhị nguyên về khái niệm