hay khía cạnh, chứ không phải của hai bản thể hay hai bộ sự kiện khác
nhau. Các triết gia duy vật nói chung đồng ý rằng, khi nói về cảm giác,
tư tưởng, ước muốn và xúc động, chúng ta không can dự vào thuyết
nhị nguyên của Descartes, bởi những điều đó có thể hiểu như là những
khía cạnh tâm thần của những trạng thái phức tạp của bộ não. Freud
cũng hiểu như thế về những trạng thái tâm thần vô thức mà ông giả
định, nghĩ rằng chúng cũng phải được đặt trên cơ sở của bộ não.
Nhưng, cũng là điều quan trọng và ý nghĩa, rằng đôi khi ông cũng sử
dụng từ “Seele” (soul) trong tiếng Đức, gợi lên ý nghĩ rằng ông nhìn
xem công việc của ông như một khoa học nhân văn cũng như những
khoa học bàn về những vấn đề cuộc sống mà tất cả chúng ta có thể
cảm nghiệm được. Cuối cùng ra, sự thành công của phân tâm học như
là một phép trị bệnh tùy thuộc vào người phân tâm có khả năng đưa ra
những giải thích của mình trong ngôn ngữ mà bệnh nhân có thể hiểu
được.
Sau những thử nghiệm ban đầu trong việc nối kết học thuyết tâm lý
học đang phát triển của ông với khoa thần kinh học trong tác phẩm Dự
án cho một Tâm lý học khoa học (Entwurf einer Psychologie, Project
for a Scientific Psychology), [xem một phân đoạn trên: viết trong giai
đoạn khai phá nghề nghiệp trước cuối thế kỷ XIX, nhưng gác qua một
bên, sau này tái khám phá và xb. 1950], Freud đã dành phần cơ sở
thần kinh học của tâm lý học cho những khảo sát trong tương lai.
Những tiến bộ lớn lao đã được thực hiện trong lĩnh vực này trong
những năm gần đây, và những tư tưởng ban đầu của Freud xem ra như
thô sơ xưa cổ, nhưng không hề ngớ ngẩn.
HỌC THUYẾT VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI:
THUYẾT QUYẾT ĐỊNH TÂM THẦN, VÔ THỨC, BẢN NĂNG,
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CON TRẺ
Tôi sẽ trình bày sự tiếp cận của Freud dưới bốn tiêu đề chính.
(1) Tiêu đề chính thứ nhất: Áp dụng chặt chẽ học thuyết quyết
định (determinism) − nguyên lý nói rằng mỗi sự kiện đều có những