phán đoán như thế dựa trên những nguyên nhân loại thật (right kind)
nên được kể là “tự do”? Có nhiều điều cần nói hơn nữa về tự do trên
bình diện triết học, nhưng Freud không phải là một triết gia và không
có thời gian cho những điều mà ông ta cho là tầm thường triết học
trong thời đại ông sinh sống.
(2) Tiêu đề chính thứ hai và đặc biệt hơn cho việc lý thuyết hóa
của Freud − sự giả định những tâm trạng vô thức tinh thần − phát
xuất từ tiêu đề thứ nhất. Nhưng trước hết ta phải cẩn thận tìm hiểu một
cách chính xác khái niệm của ông về vô thức. Có hàng loạt những
trạng thái tâm thần, thí dụ sự tưởng nhớ những kinh nghiệm hay
những sự kiện riêng biệt mà chúng ta không thường xuyên ý thức,
nhưng ta có thể gọi lên lại ý thức khi cần thiết. Điều đó Freud gọi là
“tiền thức” (“vorbewußt”, “preconscious”); ông dành từ “vô thức”
(“unbewußt”, “unconscious”) cho những tâm trạng khi chúng không
thể trở nên ý thức trong những hoàn cảnh bình thường. Khẳng định
quan trọng của ông là, tâm thức của chúng ta không đồng bao quát
(coextensive) cùng với những gì ta chú tâm ý thức được (điều ý thức
và điều tiền ý thức), nhưng bao hàm cả những phần tử mà bình thường
ta không ý thức. Một tương tự quen thuộc: Tâm thức giống như một
tảng băng, với một phần nổi lên trên mặt nước, một phần khác tùy lúc
có thể thấy được khi các đợt sóng dâng lên hay hạ xuống, nhưng phần
rất lớn thì chìm sâu bên dưới nhưng lại ảnh hưởng trên phần còn lại.
Những gì nói ra trên đây cho thấy sự mô tả về vô thức, nhưng khái
niệm vô thức của Freud cũng là một khái niệm động. Để giải thích
những hiện tượng rắc rối như sự tê liệt cuồng loạn, cách cư xử loạn
thần kinh, những ý tưởng ám ảnh, những giấc mơ giấc mộng, Freud
giả định có những ý tưởng nặng cảm xúc trong phần vô thức của tâm
thần; chúng tác động một cách tích cực nhưng huyền bí những ảnh
hưởng mang tính nguyên nhân trên những gì con người suy nghĩ, cảm
xúc, hành động. Những ước muốn hay những cảm xúc vô thức có thể
làm cho con người làm những điều mà y không giải thích được một