MƯỜI HAI HỌC THUYẾT VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - Trang 364

cấm, cụ thể như trước một người cha nghiêm khắc, một bạo chúa phi
lý trí, gây ra những cảm xúc lo âu, tội lỗi. Những năng lực ức bách,
dồn nén nằm trong cái egosuperego và chúng hoạt động tiêu biểu
một cách vô thức. Cái ego tội nghiệp này (cũng chính là cái self hay
cái con người ý thức) nhận được cái công tác khó khăn phải tìm cách
hòa giải những đòi hỏi mang tính xung đột giữa cái id và cái superego,
như được thấy qua các sự kiện thường khó xử trong thế giới hiện thực.
Đó là bức tranh bi đát của Freud về điều kiện làm người được phủ
quanh bởi những vấn đề bên ngoài và những xung đột bên trong.

Có những tương đương hi hữu, tuy chỉ một phần nào, với Platon

trong học thuyết về cấu trúc ba thành phần của tâm thức (xem
chương 4). Cái id tương ứng với cái ham muốn (appetite), nhưng
không thấy rõ bao nhiêu sự tương ứng giữa cái ego và cái superego
đối với cái lý tính (reason) và cái tinh thần (spirit) của Platon. Trong
chức năng nhận thức thực tại, cái ego gần giống với cái lý tính
(reason), nhưng cái lý tính (reason) của Platon cũng có một chức năng
đạo đức mà Freud lại đặt vào tay superego; còn cái tinh thần (spirit)
của Platon xem như đảm nhiệm chức năng luân lý (moralistic) trong
trường hợp cảm xúc bị đẩy lùi bởi những ham muốn của chính mình.

(3) Tiêu đề chính thứ ba: Đó là những bản năng hay xung lực

(Triebe, drives) trong học thuyết của Freud. Trong giả định có những
nhân tố thúc đẩy mà con người có thể không ý thức, tư tưởng của
Freud có thể liên kết với tư tưởng của SchopenhauerNietzsche, hai
triết gia Đức thuộc thế kỷ XIX, cả hai vị này cũng đều tìm cách lý
thuyết hóa cái Ý chí (Will) như xung lực điều hành các sự việc của con
người. Từ ngữ được Freud sử dụng là Trieb, mặc dầu từ này đôi khi
được dịch là bản năng (instinct), nhưng từ xung lực (drive) xem ra
thích hợp hơn (cho dầu có phần mập mờ), bởi rằng, bản năng trong thú
vật thường được hiểu là những xung động bẩm sinh cho những hành
xử rất tiêu biểu, thí dụ như cách chăng lưới bắt mồi của nhện, làm tổ
của chim, mùa động đực của hươu nai; trong khi từ xung lực (Trieb) là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.