cách thuần lý, cả cho chính mình, thí dụ cách cư xử ám ảnh như việc
rửa tay lặp đi lặp lại nhiều lần mà không cần thiết. Một số tâm trạng
vô thức trước đó đã có ý thức (previously), thí dụ những kinh nghiệm
xúc động với chấn thương, nhưng bị dồn nén, bởi nhớ lại thì quá
thương đau. “Dồn nén” (“Verdrängung”, “Repression”) như thế được
giả định như một tiến trình tâm thức xua đẩy những ý tưởng xuống vô
thức và giữ chúng lại ở đó. Nhưng phần còn lại của vô thức bao hàm
những năng lực điều động sơ đẳng của cuộc sống tâm thần của chúng
ta, chúng hoạt động từ hồi chúng ta cón bé nhỏ và vẫn luôn trong tình
trạng vô thức.
Vào những năm 1920, Freud đưa ra một khái niệm mới về cấu trúc
của tâm thần; nó không thực sự trùng hợp với sự phân biệt ban đầu
của ông giữa ý thức, tiền thức và vô thức. Trong giai đoạn cuối này,
ông phân biệt ba hệ thống trong bộ thiết bị tâm thần. Trong những
bản dịch tiếng Anh chuẩn, ba hệ thống đó là “id, ego, superego”,
nhưng chính Freud sử dụng những từ bình thường hơn bằng tiếng Đức
“Es, Ich, Über-ich”, dịch theo văn tự sẽ là “it, I, higher-I”, và liên
quan gần gũi hơn với cách hiểu thường ngày hơn là qua tiếng Latinh.
Cái id bao hàm những xu hướng của bản năng tìm sự thỏa mãn tức
khắc giống như một trẻ nhỏ, điều mà Freud gọi là hoạt động theo
“nguyên tắc khoái lạc”. Cái ego, hay cái I diễn tả gần nhất với khái
niệm self (ngã, tự ngã) quen thuộc của chúng ta, với những tâm trạng
ý thức mà chúng ta thường diễn tả như “Tôi suy nghĩ..., Tôi cảm
nhận..., Tôi muốn...” bao hàm những nhận thức về thế giới hiện thực
và những quyết định về cách thức ta hành động; và như thế, Freud nói
rằng cái ego được điều khiển bởi “nguyên tắc thực tại”. Bất cứ cái gì
có thể trở nên ý thức đều ở trong ego (mặc dầu Freud cũng nói một
cách bí nhiệm rằng, điều đó cũng bao gồm những yếu tố vô thức),
trong khi tất cả mọi sự vật ở trong id đều là vô thức. Cái superego bao
gồm lương tâm, đến từ những “quy tắc đạo đức” được học hỏi từ thuở
nhỏ; nó có thể đặt cái ego đối mặt với những lề luật và những ngăn