b) Thứ hai: Một học thuyết đúng có thể áp dụng không thích ứng
trong y học thực hành − mọi sự đều có thể làm sai trong thực hành y
khoa, bệnh học tâm thần, tâm lý trị liệu.
c) Thứ ba: Có một sự mơ hồ rất lớn trong khái niệm chữa trị rối
loạn thần kinh, bởi ai là người đưa ra một phán đoán như thế − bệnh
nhân, người chữa trị, hay xã hội nói chung? Ta có thể đòi hỏi sự biến
đi hoàn toàn các triệu chứng rối loạn thần kinh, hay chỉ một sự giảm
thiểu phần nào, và nếu vậy thì bao nhiêu? Ta cũng cần so sánh với một
nhóm kiểm nghiệm (control group) có cùng những rối loạn thần kinh
giống như thế nhưng không được điều trị, để xem phân tâm học có
đưa lại gì khả quan hơn không.
d) Thứ tư: Bởi phân tâm là một phương pháp trị liệu đặc biệt tập
trung vào cá nhân, đi vào trong lịch sử cuộc sống cảm xúc của bệnh
nhân trong tận những chi tiết đời sống rất riêng tư, nên thật rất khó để
có được những so sánh thích đáng giữa số người thuộc các nhóm rối
loạn thần kinh khác nhau, tiếp đến là với những nhóm kiểm nghiệm
mà sự kiểm nghiệm tâm lý quy ước bình thường đòi hỏi.
Ngoài ra, thực hành phân tâm là một hình thức trị liệu rất lâu dài và
rất tốn kém, đòi hỏi ít là hai buổi mỗi tuần trong một thời gian kéo dài
nhiều năm, và như thế thì chỉ những ai sung túc phong lưu mới có thể
thực hiện. Cuối cùng ra, có nhiều khó khăn lớn cho việc thử nghiệm
một cách khách quan tính hiệu lực của nó, và ta sẽ chỉ có được một
báo trình phân tích mang tính giai thoại về việc chữa trị các dồn nén
rối loạn thần kinh, tuy cũng có thể một số bệnh nhân nào đó cho biết
phân tâm đã giúp họ rất nhiều.
[1] Vấn đề thứ nhất − Về sự thật của các học thuyết: Câu hỏi cơ
bản là liệu chúng có thể chứng nghiệm được không, bởi như ta đã thấy
trong phần dẫn nhập, chứng nghiệm với quan sát là một điều kiện thiết
yếu cho tính khoa học. Freud đưa ra từ đầu các học thuyết của mình
như những giả thuyết để giải thích những điều mà các bệnh nhân của
ông báo trình cho ông trong những buổi thực hành trị liệu, nhưng một