đường nhỏ vượt ra ngoài sự giải thích về những hành động tinh thần
thường ngày này.
Trong gợi ý thôi miên, một chủ thể có thể chủ tâm phô diễn những
hành động bất thường mà người thôi miên trước đó đã nói với y hãy
làm điều đó (td. trương một cái dù trong nhà); nếu được hỏi tại sao y
làm điều đó, thì xem ra như y không nhớ lời chỉ dẫn của vị thôi miên,
nhưng lại đưa ra những lý do ngờ ngoặc cho hành động của mình (td.
để chống nước nhỏ giọt từ trần nhà). Trong những trường hợp như thế,
có thể rất hợp lý với giải thích rằng, hành vi cư xử và lý do đưa ra của
chủ thể là do sự tưởng nhớ vô thức về lời chỉ dẫn của người thôi miên.
Một số những triệu chứng thần kinh cuồng loạn của các bệnh
nhân của Freud có thể được giải thích một cách tương tự (td. một bà
chủ nhà thông qua một nghi lễ gọi cô tớ gái nhìn đến một vết bẩn trên
khăn bàn ăn, điều đó được Freud kết nối với một sự nhớ lại với chấn
thương trước đây của bà chủ nhà đặt vết mực đỏ trên khăn giường để
che giấu một lỗi lầm trên giường ngủ của gia đình). Đôi khi những
giải thích như thế có thể được xác thực một cách hiển nhiên về những
gì một người trước đó đã kinh nghiệm hay đã làm, hoặc làm hay nói
trong những hoàn cảnh mới.
Nhưng, những giả định lý thuyết hóa của Freud về những tâm trạng
hay tác nhân [agencies: id, ego, superego] tinh thần vô thức đã đi một
con đường dài vượt ra ngoài những giải thích thường ngày. Cách
riêng, Freud kêu gọi đến khái niệm dồn nén (repression) như một tiến
trình được giả định để dồn đẩy những ý nghĩ của tâm thức xuống tầng
vô thức và giữ chúng lại ở nơi đây, không cho chúng đi vào ý thức.
Dồn nén được mô tả như có “đầy chủ đích” (purposeful); nó hoạt động
để ngăn giữ một suy nghĩ hay tưởng nhớ khó chịu không cho nó vào ý
thức, và nó “tự rán sức” (“exerts itself”) để làm điều đó, gây sức đề
kháng chống lại sự giải thích của người phân tâm. Nơi đây Freud đặt
mình trong tình trạng ‘nguy hiểm’ khi nói về ‘những nhân vật’ trong
‘một nhân vật’ [con người]: ‘những nhân vật’ ở đây là những “con