nào đó, như trường hợp Macbeth về cây dao găm ảo tưởng, ta nghĩ về
một sự vật mà ta tin ta tưởng là nó hiện hữu một cách khách quan
trong một điểm không gian riêng biệt nào đó). Sartre nhìn thấy một kết
nối giữa ý thức và khái niệm huyền bí hư vô (‘nothingness’) được sử
dụng trong đề sách của ông. Chủ thể nhận thức (‘aware’) một cách
không phản chiếu (‘non-reflective’) rằng đối tượng không phải là chủ
thể (tr. xxvii-xxix, 74-75). Đó là con đường mà sự phủ định đi vào
trong bản tính của nhận thức có ý thức (‘conscious awareness’).
Một cách khác, nhiều phê phán của chúng ta về thế giới mang tính
tiêu cực trong nội dung của chúng. Chúng ta có thể nhìn nhận và
khẳng định điều không phải như ta chờ đợi, thí dụ như khi tôi tìm mà
không thấy người bạn trong quán cà phê mà chúng tôi đã hẹn gặp
nhau: ‘Pierre không có ở đây’ (tr. 9-10). Khi ta đặt một câu hỏi, chúng
ta hiểu khả năng trả lời là ‘Không’ (tr. 5). Một điều liên hệ là ta nhận
thức thế giới với nhiều khả năng cho hành động của ta, và điều đó bao
hàm nhận định có những điều không hay chưa được thực hiện (chúng
là ‘hư vô’ − ‘nothingness’− theo ngôn ngữ ‘chợ búa’ của Sartre),
nhưng ta có thể quyết định làm cho ra hiện thực. Ham muốn cũng hàm
chứa sự nhìn nhận sự thiếu sót điều gì đó (tr. 87), như là hành động
đang trong ý định (intentional, tr. 433 tt.). Như vậy, hữu thể ý thức, kẻ
có thể nghĩ và nói điều gì là có, tức cũng có thể nhận thức điều gì
không hoặc chưa có, để hành động đưa nó ra hiện hữu.
Sartre cho phép mình chơi chữ với khái niệm ‘Hư vô’ trong những
câu chữ tương phản, thí dụ như câu ‘sự hiện hữu khách quan với một
phi-hữu thể’ (tr. 5) − điều giả định có nghĩa rằng, có thể có những phát
biểu thực sự tiêu cực. Đôi khi trong những câu ẩn dụ tối nghĩa như
‘Hư vô nằm cuộn mình trong lòng của hiện hữu, giống như một con
giun’ (tr. 21). Khái niệm Hư vô đối với ông có một liên kết trong khái
niệm giữa ý thức và tự do. Bởi khả năng nhận thức điều gì không có,
hàm chứa sự tự do tưởng nghĩ ra những khả năng (tr. 24-25) và tìm
cách đưa chúng ra hiện hữu (tr. 433 tt.). Bao lâu ta sống và ý thức, bấy