lâu ta vẫn luôn nghĩ có thể có sự vật khác hơn nó hiện là, và ta có thể
ước muốn nó khác (ta không bao giờ trở nên ‘nơi-mình-cho-mình’
(‘in-itself-for-itself’). Năng lực tinh thần của phủ nhận như thế bao
hàm sự tự do của tinh thần (tưởng nghĩ ra những khả năng mới) và sự
tự do của hành động (tìm cách thực hiện chúng). Có ý thức nghĩa là
liên lỉ đối diện với những lựa chọn nghĩ gì và phải làm gì.
Sartre phản đối hai khẳng định cơ bản của Freud. Quan điểm của
ông hoàn toàn tương phản với thuyết tất định (determinism) tâm thức
toàn bộ (tr. 458 tt.), và ông cũng phủ nhận quan điểm những tâm trạng
vô thức tinh thần của Freud. Ông cho rằng ý thức cần thiết phải trong
sáng với chính mình (tr. 49 tt.). Nhưng điểm sau nghe ra như một
tranh luận thuần khẩu chiến: dĩ nhiên ý thức không thể là không ý
thức, Sartre không trưng ra đâu là điều bất chính khi nói về những tâm
trạng vô thức, những tâm trạng tinh thần trong một nghĩa rộng nào đó.
Theo quan điểm của Sartre, mỗi khía cạnh của cuộc sống tinh thần
của chúng ta theo một nghĩa nào đó là được lựa chọn và cuối cùng
nằm trong trách nhiệm của chúng ta. Cảm xúc thường được coi là nằm
ngoài sự kiểm soát của ý chí, nhưng Sartre duy trì quan điểm rằng, nếu
tôi buồn, điều đó chỉ vì tôi chọn làm cho chính tôi buồn (tr. 61). Quan
điểm của ông − được trình bày đầy đủ hơn trong Sơ đồ cho một lý
thuyết về cảm xúc (Esquisse d’une théorie des Émotions, 1940) − nói
rằng, cảm xúc không phải chỉ là tính khí ‘đến trùm lên tôi’, nhưng là
những phương cách mô tả cảm nhận thế giới: cảm xúc thường có đối
tượng của nó − ta lo sợ về một sự cố khả thực nào đó, tức giận với một
ai về một điều gì đó. Nhưng điều phân biệt cảm xúc với những
phương cách nhận thức khác là − theo quan điểm của Sartre − chúng
bao hàm một sự toan tính biến đổi thế giới bằng ma thuật (‘magic’):
Khi ta không vói tới chùm nho, ta bèn chê là nó còn ‘quá xanh’, dán
cho nó phẩm tính này mặc dầu biết rõ độ chín của nó không ăn nhằm
gì với bàn tay vói không tới. Chúng ta có trách nhiệm về cảm xúc của