người khác (tr. 363, 394, 429). Trong cả hai phương thức này, Sartre
diễn tả cuộc sống con người như một đấu tranh cho sự bất khả đứng về
mặt luận lý. Nhưng điều ấy có phải là như thế không? Có thể chăng có
người chọn không khát khao trở nên một đối tượng và không làm cho
kẻ khác trở nên đối tượng?
TOA THUỐC: SỰ LỰA CHỌN CÓ SUY NGHĨ
Trong quan điểm bác bỏ những giá trị khách quan, đơn thuốc của
Sartre xem ra trống rỗng. Không có một dự án hay một cách sống
riêng biệt nào mà ông có thể giới thiệu. Điều ông lên án là sự không
thành thực (mauvaise foi), tức sự tìm cách làm cho mình không tự do.
Không thành thực có thể là thái độ quen thuộc của nhiều người, nhưng
Sartre nói, với suy nghĩ thì có thể xác định sự tự do của chính mình.
Xem ra như tất cả những gì ông có thể ca tụng là làm những lựa chọn
cá nhân của chúng ta, với sự nhìn nhận đầy “lo âu” (“anguished”) và ý
thức rằng, những lựa chọn đó không bị một cái gì khống chế xác định.
Chúng ta phải chấp nhận trách nhiệm của chúng ta về tất cả những gì
liên hệ đến chúng ta – không chỉ về những hành động, mà còn cả
những thái độ, cảm xúc, tính tình. Cái “tinh thần nghiêm nghị” (spirit
of seriousness), nghĩa là cái ảo tưởng cho rằng các giá trị là khách
quan có trong thế giới hơn là do sự lựa chọn của con người − điều
được Sartre gán cách riêng cho “người tư sản” (“the bourgeois”), kẻ
yên hàn sướng khoái trong tư thế của mình − dứt khoát phải được từ
chối loại bỏ (tr. 580, 626).
Trong Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân đạo, Sartre minh
họa sự bất khả của toa thuốc bằng trường hợp một thanh niên trẻ
người Pháp vào thời gian Đức quốc xã chiếm đóng nước Pháp. Chàng
trai trẻ kia xáp mặt với lựa chọn: hoặc gia nhập Lực lượng Pháp Tự do
tại Anh quốc hay ở lại nhà với mẹ, kẻ sống chỉ vì con mình. Lựa chọn
thứ nhất nhắm đến toàn quốc gia, mặc dầu nó không ảnh hưởng gì lắm
cho đại cuộc chiến tranh. Lựa chọn thứ hai có thể có hiệu quả thực tế
tức khắc, nhưng nhắm đến ích lợi cho cá nhân một người. Sartre nghĩ