xúc của chúng ta: “Làm sao bạn có thể (could) cảm thấy như thế, khi
mà bạn biết rằng p.?”; “Tôi không thích thái độ của bạn đối với X.”;
“Bạn phải (must) tìm lợi ích cho riêng mình đến thế sao? Phải ít kiên
nhẫn đến thế sao?”. Những trách móc như vậy − và những can thiệp
tâm lý trị liệu mang tính trung lập hơn − không phải không có hiệu
lực, bởi làm cho ai ý thức (aware) được rằng, họ cảm xúc hay cư xử
một cách nào đó có thể làm thay đổi được nhiều điều. Người ta càng ý
thức được sự giận dữ, hay sự kiêu hãnh, hay sự chăm lo cho riêng
mình, thì họ càng có thể có khả năng thay đổi.
Nhưng sự hiểu biết của Sartre về bản chất và khả năng của sự Tự
biết mình khác với quan điểm của Freud. Sartre bác bỏ ý tưởng về
những nguyên nhân vô thức (unconscious) trong các sự kiện tinh thần,
bởi đối với ông mọi sự đều giả định là đã được ý thức tiếp nhận (tr.
571). Nhưng theo kiến thức đã được khám phá trong thời gian gần đây
về các hoạt động của bộ não, thì ta thấy những điều nói trên đây của
Sartre có tính cách là những quyết đoán hơn là những chứng luận.
Ngày nay ta đã có được những bằng chứng thực nghiệm rất rộng lớn
về thực tính của những tiến trình vô thức đáng được gọi là tinh thần.
Trong điều mà Sartre gọi là “Phân tâm học hiện sinh” (“existential
psychoanalysis”), chúng ta có được một chương trình giải thích, thông
diễn, hơn là một công trình khoa học. Trong chương trình đó, chúng ta
tìm kiếm không phải các nguyên nhân của cách hành xử của một con
người, nhưng là những ý nghĩa của nó, nghĩa là những lý do tinh thần
bao hàm những tin tưởng và ham muốn. Đối với Sartre, ham muốn
được đặt trên những lựa chọn các giá trị cơ bản hơn là trên những điều
động sinh vật học hay bản năng (tr. 568-575). (Một số bác sĩ tâm thần
− psychiatrists − thực hành phương pháp này, tìm hiểu bệnh nhân nhìn
xem thế giới ra sao, hơn là khảo sát những điều động của vô thức, hay
những thể trạng của bộ não, phía sau thái độ hành xử).
Sartre chủ trương quan điểm nói trên, bởi theo ông con người là một
sự thống nhất, không phải một gói bọc những ham muốn hay thói