quen rời rạc, do đó phải có cho mỗi người một sự lựa chọn cơ bản (cái
“dự phóng nguyên thủy”) đưa lại cái ý nghĩa hay cái chủ đích tối hậu
nằm phía sau mọi khía cạnh của cuộc sống (tr. 561-565). Những tiểu
sử ông viết về Baudelaire, Genet và Flaubert là những thực tập trong
“Phân tâm học hiện sinh”, áp dụng cho tổng thể của một cuộc đời.
Nhưng không hiển nhiên chút nào, rằng cho mỗi một người phải có
một lựa chọn cơ bản đơn nhất riêng biệt (single). Chính Sartre cũng
chấp nhận, con người đôi khi có thể làm một sự “cải hóa”
(“conversion”) bất ngờ về cái “dự phóng nguyên thủy” của mình (tr.
475-476). Và có nhất thiết chỉ có một dự phóng như thế trong mỗi giai
đoạn của cuộc đời? Có thể chăng những ai đó có đến hai hoặc nhiều
dự phóng, và chúng không nhất thiết phân xuất từ một công thức
chung nào đó (như từ gia đình, nghề nghiệp, cộng thêm cả thể thao,
nghệ thuật, chính trị)?
Nếu không có lý do gì có thể đưa ra cho những lựa chọn cơ bản, thì
những lựa chọn đó dường như là một điều không có tính chính đáng
và tùy tiện. Xem ra như Sartre, với những tiền đề của riêng mình,
muốn giới thiệu cho chúng ta con người với sự lựa chọn “trung thực”
hiến mình cho công việc triệt tiêu người Do Thái, dụ dỗ phụ nữ, bạo
hành trẻ em, hay mải mê các trò chơi máy tính, với điều kiện là y thực
thi những lựa chọn đó với một ý thức hoàn toàn có suy nghĩ. Sartre có
tìm ra được trong triết học của mình lý do nào để phê phán khái niệm
Siêu nhân (Übermensch) của Nietzsche, kẻ quyết liệt và đắn đo suy
nghĩ đã khai triển sự tự do của mình với giá những mạng người ít-hơn-
là-siêu-nhân? Ngược lại, nếu có kẻ hiến trọn đời mình cho công việc
dạy dỗ con cái, giúp đỡ người nghèo, hay sáng tác âm nhạc, nhưng lại
tự đánh lừa mình (theo cách nhìn của Sartre) khi nghĩ rằng đó là
những giá trị khách quan, liệu Sartre có lên án người đó là sống thiếu
ngay thẳng (mauvaise foi)?
Nơi một số chú thích mang tính ngỡ ngàng và hấp dẫn trong tác
phẩm Tồn tại và Hư vô, Sartre dùng một ngôn ngữ dường như mang