rằng, không một học thuyết đạo đức nào có thể phân xử giữa hai đòi
hỏi không thể đo lường được như thế. Cả sức mạnh của cảm xúc cũng
không thể giải quyết được sự khó khăn, bởi không có mức chuẩn đong
đo nào cho những cảm xúc đó, ngoại trừ bằng phương cách chủ thể
đang làm – và đó chính là vấn đề. Chọn một người tư vấn hay một
thẩm quyền đạo đức chỉ là một hình thức khác của lựa chọn. Cũng vì
vậy, khi Sartre được người thanh niên kia đến xin tư vấn, ông chỉ có
thể nói: “Bạn có tự do, vậy bạn hãy chọn đi”.
Nhưng có một điều phải chấp nhận, là không một hệ thống giá trị
đạo đức khách quan nào (hoặc do Platon, Aristoteles, Kitô giáo hay
Kant) có thể khẳng định đưa lại một câu trả lời đơn thuần và quyết
định cho mọi mâu thuẫn của con người cá biệt trong mỗi một hoàn
cảnh cụ thể. Thường có những mâu thuẫn khó khăn trong đó có nhiều
hơn là chỉ một khả năng hành động được đạo đức học chấp nhận;
nhưng điều ấy không có nghĩa bất cứ hành động nào cũng được phép,
hay không một vấn đề đạo đức nào có được câu trả lời đúng – đó là
điều xem ra Sartre muốn nói.
Sartre tự nhận cho mình bổn phận đối với giá trị nội tại của một sự
lựa chọn “trung thực” và có ý thức. Những mô tả của ông về những
trường hợp riêng biệt liên quan đến sự không thành thực (mauvaise
foi) không phải là trung lập trên quan điểm đạo đức học, nhưng cũng
là phê phán sự từ chối giáp mặt với thực tại sự tự do của mình và xác
quyết sự lựa chọn của chính bản thân. Và như thế, Sartre trình bày một
viễn cảnh khác về đức hạnh cổ thời của sự Tự biết mình (self-
knowledge) đã từng được đưa ra trước đây cho chúng ta bởi Sokrates,
Spinoza, Freud và nhiều danh nhân khác. Mặc dầu với nhiều tối nghĩa
và quá thuyết, nhưng cũng có một số điều quan trọng có thể học hỏi
được với Sartre qua những phân tích của ông, như làm sao khái niệm
đích thực về ý thức bao hàm sự tự do. Quan điểm của ông không phải
thuần túy là sự lạm dụng ngôn ngữ, bởi chúng ta thường trách nhau
không hẳn vì các hành động, nhưng bởi các thái độ, phản ứng và cảm