sao?”). Và như thế, xem ra không thể có sự giản lược các sự kiện xã
hội thành những sự kiện tâm lý thuần túy.
Durkheim là một lý thuyết gia về tiến hóa chỉ trong nghĩa rất khái
quát ngoài lĩnh vực sinh vật học, bằng cách ông tin vào những tiến
trình thay đổi và phát triển xã hội dựa trên pháp luật. Ông thấy một ít
tương tự giữa tiến hóa “chủng loại” và xu hướng xã hội tăng cường
việc phân chia lao động, và từ đó ông nói đến sự phân biệt các “hạng
loại” của các vai trò kinh tế và xã hội. Ông không ảo tưởng cho đó là
khái niệm Chọn lọc tự nhiên theo cách hiểu của Darwin, đúng hơn,
ông chỉ nghĩ về những quy luật luận lý xã hội riêng biệt.
Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Alfred Kroeber (1876 − 1960) thuộc
Đại học California, đã đi đến một quan niệm rất giống như thế, diễn tả
qua khái niệm “siêu hữu cơ” (“superorganic”), qua đó ông muốn nói
về yếu tố thay đổi của văn hóa được đặt trên bản tính sinh vật chung
của con người và không thể giản lược vào bản tính đó. Ông viết: “Văn
hóa và di truyền là hai sự vật tác động tách biệt nhau”. Kroeber là học
trò của Franz Boas (1858 − 1942), người sáng lập ngành Nhân chủng
học tại Hoa Kỳ. Ngay từ đầu sự nghiệp hàn lâm của mình, Boas đã
không ngừng nghỉ bác bỏ ý tưởng cho rằng những khác biệt văn hóa
được đặt trên cơ sở những khác biệt chủng tộc bẩm sinh. Hầu như một
mình ông đã thuyết phục những nhà khoa học xã hội (ít nữa là tại Hoa
Kỳ) rằng văn hóa không thể giản lược vào sinh vật học, và từ đó đã
khơi lên quan niệm hiện đại về các nền văn hóa, số nhiều.
Ảnh hưởng của Boas không phải chỉ là những luận cứ tiên nghiệm
(a priori), nhưng là một khảo xét thực nghiệm nghiêm chỉnh (mà thành
quả cũng đã gây bất ngờ cho chính ông). Vào thời điểm ấy, đơn vị đo
lường được chấp nhận rộng rãi cho những khác biệt sinh vật học bẩm
sinh giữa các dân tộc là “chỉ số đầu” (“cephalic index”) − tỷ lệ chiều
dài trên chiều rộng của đầu người. Nghiên cứu năm 1911 của Boas cho
thấy chỉ số đầu của các con trẻ nhập cư vào Hoa Kỳ có thay đổi tới
một mức độ quan trọng trong vòng 10 năm kể từ ngày nhập cư. Điều