MƯỜI HAI HỌC THUYẾT VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - Trang 48

soát được định mệnh của mình – thí dụ chúng ta không thể quyết định
được địa vị xã hội hay tuổi sống của chúng ta – nhưng chúng ta có tự
do từ chối hay theo đuổi cuộc sống đạo đức và cách cư xử của mình.
Điều đó có nghĩa, chúng ta có khả năng chống cự hay tuân phục Lề
luật của Trời, nguồn suối đích thực của đức hạnh. Trong khi nhìn nhận
con người không có chọn lựa quyết định về những hoàn cảnh của cuộc
sống, Khổng Tử nhấn mạnh rằng chúng ta có lựa chọn cách nào chúng
ta sống trong những hoàn cảnh nhất định.

Trong khi không định nghĩa trong chi tiết về Bản tính con người,

Khổng Tử khẳng định mọi người cơ bản là giống nhau. Chúng ta trở
nên khác nhau là bởi những cách sống, những con đường sống khác
nhau. “Người ta theo bản tánh đều gần giống nhau, nhưng lại khác
nhau bởi thói quen thực hành”/“Tánh tương cận dã, tập tương viễn dã”
(XVII.2). Trong muôn một, điều ấy có nghĩa rằng con người có khả
năng định hình rất lớn. Chúng ta có thể trở nên hầu như tất cả. Chúng
ta còn bất toàn và có thể uốn nắn, và cần thiết được thường xuyên tạo
tác để thực hiện mục đích tối hậu là sự hoàn thiện đạo đức. Như các
nhà xã hội học và tâm lý học hiện đại, Khổng Tử xem ra như gợi ý
rằng, môi trường xung quanh và cách chúng ta sống xác định tính tình
của chúng ta. Vì thế ông rất quan tâm đến những nhân vật biểu mẫu
(paradigmatic) – các hiền nhân – và vai trò của họ trong công việc tạo
hình cho cuộc sống lý tưởng của con người. Cuộc sống của con người
mà không có một nền văn hóa cẩn trọng và vững mạnh sẽ chỉ đem lại
những hậu quả tai hại. Về tình trạng hậu quả của những điều kiện xã
hội gây vấn đề sẽ được trình bày trong tiết sau.

Hai chủ đề phụ thêm liên quan đến những quan điểm của Khổng Tử

về Bản tính con người cũng đáng được bàn đến ở đây. Trước hết, con
người đạo đức lý tưởng đối với Khổng Tử là “quân tử”. Mặc dầu từ
này tự nó có thể ứng dụng cho cả hai phái nam nữ; nhưng từ này nhất
thiết được dùng để chỉ người đàn ông và Khổng Tử cũng đã dùng nó
trong một nghĩa loại trừ như thế. Khổng Tử nói rất ít về phụ nữ, và khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.