b) Ý chí tự do: Tiến hóa − đối với nhiều người, không chỉ đối với
những người hữu thần − xem ra vẫn là một đe dọa cho lý tính, trách
nhiệm luân lý và ý chí tự do. Hai khái niệm sau − hẳn làm thành một
lĩnh vực chung − xem như đưa thêm một khía cạnh quan trọng cho
khái niệm lý tính, như đã giải thích trước đây. Có thể tưởng nghĩ rằng,
những người máy, máy móc, máy tính tương lai (hay bất cứ với tên
gọi nào khác) có thể được trang bị với những khả năng có thể sử dụng
ngôn ngữ để đưa ra những lý do cho những gì chúng nói và làm,
nhưng chúng lại không có tự do và trách nhiệm. Chúng cũng không có
cảm xúc hay ham muốn (ngoại trừ trong nghĩa những gì chúng đã
được thiết kế để tìm cách làm). Những đồ giả tạo (artifacts) này có thể
một cách nào đó được gọi là “có trí khôn”, nhưng [bởi không có tự do
và trách nhiệm] chúng không thể được gọi là những con người thân vị
(persons).
Nhưng không hẳn mối đe dọa đối với con người bởi Học thuyết
Tiến hóa lại lớn hơn mối đe dọa của những quan điểm duy vật và tất
định về Bản tính con người đã được đưa ra trong thế kỷ XVII và
XVIII, trước Darwin. Có lẽ thuyết Tiến hóa đúng lúc làm cho vấn đề
trở nên sinh động hơn. Ta hãy bắt đầu nhìn xem, bằng cách nào mối đe
dọa kia có thể loại bỏ đi mà không cần nại đến thuyết nhị nguyên siêu
hình, một sự tiếp cận theo Aristoteles về tính nhân cách (personhood)
có thể giúp ta hiểu điều đó. Nếu ta đồng nhất tinh thần hay linh hồn
với bất cứ điều gì bộ não cho ta khả năng làm (“phần mềm” của bộ
não), thì chúng ta vẫn còn ở trong quan điểm nhị nguyên, lần này là
nhị nguyên khía cạnh (aspects, hay đặc tính hay từ ngữ) – như Spinoza
đã thấy được. Ngôn ngữ của tinh thần thiết yếu diễn tả bằng lý lẽ,
nguyên do (reasons) mà chúng ta đặt vào trong hành động, tin tưởng,
ham muốn, hy vọng, sợ hãi của chúng ta. Những diễn tả vật lý của
nơron tỏa sáng (neuron firings) và các chất dẫn truyền thần kinh
(neurotransmitters), kích động các vùng não, v.v... được diễn tả bằng
những giải thích khoa học như trong các sự kiện vật lý khác. Hai bình