một điều gì trong những giá trị của chúng ta có hiệu lực pháp lý khách
quan. Cuộc sống của con người, cũng như mọi cuộc sống khác, như
thế chỉ có thể xem như thuần túy là một cuộc tranh đấu cho sự sống
còn và tái sản xuất. Sự sợ hãi của kết luận ảm đạm này, sự thiếu sót rõ
ràng về ý nghĩa của cuộc sống con người, hẳn chắc là thành phần lý do
cho sự phản kháng của tôn giáo đối với Học thuyết Tiến hóa. Chính
xác hơn, người ta có thể viện dẫn rằng, động cơ độc nhất cho cách
hành xử của con người là sự sống còn và tái sản xuất của cá nhân, còn
những gì khác − như theo đuổi những lý tưởng đạo đức, chính trị, tôn
giáo, nghệ thuật, thể thao − phải hạ thấp xuống những động cơ mà ta
chia sẻ với các thú vật khác.
Nhưng thật là một điều không rõ ràng về câu chữ “hạ thấp xuống”
muốn nói gì. Nó gợi ý về một chương trình giản lược, tìm cách cho
thấy rằng những lý do phi sinh học cho hành động của con người – thí
dụ, trong theo đuổi những ưu tú nghệ thuật hay khoa học, hoạt động
bác ái hay hy sinh tôn giáo – là không phải những lý do “đích thực”,
bởi chúng được cho là bắt nguồn từ sinh học của chúng ta. Như chúng
ta đã xem, Freud khẳng định mọi đấu tranh của con người cuối cùng
đều được điều động bởi đói khát và tình yêu (dục vọng). Nhưng làm
thế nào có thể kiểm chứng những khẳng định đó? Các nhà sinh học
mới đây cho thấy, những gì tỏ ra như cách cư xử “vị tha” nơi con kiến
thì thực sự được điều động bởi tính họ hàng di truyền. Nhưng điều đó
không có nghĩa đưa đến một sự giản lược trong di truyền cho mọi
hành động vị tha của con người, bởi chúng ta (đôi khi) cũng tử tế đối
với cả những ai không họ hàng với mình.
Tại sao những niềm tin đạo đức của chúng ta bị phá hủy bởi những
suy nghĩ về tiến hóa, nhiều hơn những niềm tin khác? Tại sao chúng ta
lại không nghĩ rằng chúng ta có một số giá trị khách quan hướng dẫn
cuộc đời của chúng ta – có thể diễn tả chúng qua ngôn ngữ hài hòa
tâm hồn của Platon, hưng thịnh của Aristoteles, tôn trọng mọi người
của Kant, công bằng xã hội của Marx, bác ái của tín đồ Do Thái −