Kitô giáo, truyền thừa (khalifa) của tín đồ Islam, đức nhân của Khổng
Tử, hay sự tỉnh thức của người Phật tử? Là một điều không hiển
nhiên, khi cho rằng đơn thuần sự kiện tiến hóa của con người cũng bao
hàm việc cho rằng giống loại con người không thể có một chủ đích
nào khác ngoài bản tính sinh học. Có thể có những lý do khả thực
khác để nghi ngờ về tính thực tại khách quan của luân lý, về những
phê phán của thẩm mỹ hay về những khẳng định của tôn giáo (cách
riêng bởi sự thiếu đồng thuận trong những vấn đề như thế) – nhưng
chỉ sự kiện tiến hóa của con người mà thôi thì không thể là một trong
những lý do như vậy.
Những lý do cho hành động của chúng ta bao hàm những niềm tin
và những giá trị, và chúng được biểu hiện qua những khái niệm phát
triển văn hóa. Văn hóa ít nhất cũng quan trọng như tiến hóa đối với
Bản tính con người đương đại. Dĩ nhiên nó được đặt chồng lên trên
sinh học cơ bản của con người. Việc chúng ta có một số khuynh
hướng bẩm sinh là điều không cần tranh cãi − bởi những hành xử dục
tính của chúng ta hẳn là phát xuất từ gốc sinh học của chúng ta.
Nhưng cả thí dụ hiển nhiên này cũng nêu lên vấn đề, bởi những hình
thức mà dục tính diễn tả cũng khác nhau tùy theo các hình thức xã hội,
và trong những cá nhân tự nguyện chọn cuộc sống độc thân như các
nam nữ tu sĩ thì sự diễn tả của chúng có thể được gác bỏ lại. Chúng ta
có một số xung lực sinh học bẩm sinh, dĩ nhiên rồi – nhưng chúng ta
xem ra là trường hợp độc nhất mà cách hành xử của con người tùy
thuộc vào nền văn hóa trong đó ta đã được sinh trưởng giáo dục – và
điều ấy cũng tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng người. Khả năng
tránh thụ thai được an toàn, lựa chọn của các bà mẹ sinh con bằng thủ
thuật mở tử cung, việc nuôi con bằng sữa bột thay sữa mẹ − tốt hay
xấu tùy quan điểm − cho ta những phương cách vượt lên trên bình
diện sinh học của chúng ta.
Những khác biệt thô sơ phần nào mang tính văn hóa cũng đã được
nhìn thấy trong một số những con khỉ không đuôi (apes), nhưng chúng