hội đó có thể chủ trương sự thống trị của một nòi giống đàn anh, hay
một quốc gia cường quyền, hay một tôn giáo cực đoan, trong khi một
số các xã hội khác lại đánh giá từng con người cá nhân như là những
mục đích trong chính mình. Điều mà chúng ta cần hơn cả khoa học
như một nguồn suối các giá trị, đó hẳn là một khái niệm về sự thật.
CHẨN BỆNH
Bất cứ một chẩn đoán nào về điều gì sai đều giả định một chuẩn
mực về sự việc phải như thế nào. Giống như Platon và Aristoteles,
Immanuel Kant cung cấp một cơ sở đạo đức khách quan nhưng phi
tôn giáo (hay ít nữa không minh thị với tính cách thần học), dựa trên
lý tính thuần túy và những sự kiện thực nghiệm về Bản tính con người.
Những hệ thống đạo đức riêng biệt của ba triết gia lớn này có phần
khác nhau, nhưng bức tranh mô tả chấm phá dưới đây có thể áp dụng
cho tất cả ba người.
Kant đôi khi được diễn giải như đã đưa ra (không đủ thuyết phục)
một nền luân lý phát xuất từ chỉ một mình tính duy lý, nhưng tôi thấy
ông ta lại là kẻ đã kêu gọi đến tận cội nguồn của một nguyên tắc luân
lý cơ bản đòi hỏi phải tôn trọng mọi hữu thể có lý trí (được biểu hiện
trong nguyên tắc đối xử với mọi người “như những mục đích tự thân”
[tham chiếu và trích dẫn Kant, với những mệnh lệnh nhất quyết:
“Zweck an sich selbst”, trong: GMS 4:428; 4:430t.; tiếng Anh là “as
ends in themselves”, ND]). Trong điều này, Kant hẳn thật đã chịu ảnh
hưởng của lý tưởng tình yêu thương của Do Thái − Kitô giáo đòi hỏi
đối với mọi tha nhân như đối với chính mình, rộng lớn hơn các quan
điểm của Platon và Aristoteles ít phổ cập và nhiều tính cách quý tộc
trong việc chăm sóc kẻ khác và trong sự nhìn nhận quyền lợi của họ.
Marx với tâm thức cháy bỏng về sự bất công và bóc lột trong xã hội
cũng hẳn là đã được truyền cảm bởi lý tưởng đạo đức của Do Thái −
Kitô giáo. Còn Sartre, khi ông bàn luận về đạo đức, cũng đã giả định
một khái niệm phổ cập về những tiềm năng của con người và sự thể
hiện lý tưởng của chúng trong “Vương quốc của mục đích” [tham