những kẻ không biết vun trồng đức hạnh cần thiết của con người trong
tương quan gia đình, lại sẽ chuyển tải lan rộng những ý định xấu ra
trong xã hội. Đàng khác, “ít có người nào tính tình thảo hiếu như một
người con, biết nể trọng như một người em, lại có khuynh hướng gây
ra phản loạn” (I.2).
(3) Một vấn đề khác được Khổng Tử lưu ý là sự kiện thường có sự
khác biệt giữa nói và làm. Khổng Tử nói: “Trước kia, khi nghe người
ta nói, ta tin rằng nết hạnh của họ phù hợp với lời người ta nói; ngày
nay, nghe người ta nói, ta phải quan sát coi hành động của họ có phù
hợp với lời họ nói hay không” (V.9). Khổng Tử nhìn ra rằng khó mà
có thể tin vào con người. Không có tương hợp giữa lời nói và hành
động thì không còn cơ sở cho lòng tin, bởi lòng tin dựa trên tiền đề
điều gì nói sẽ được làm. Mất đi niềm tin làm nền tảng, con người mất
đi khả năng thành thực tỏ bày về chính mình cũng như khả năng tin
tưởng vào kẻ khác. Và như thế xã hội sẽ mất đi điểm tựa cơ bản của
mình.
(4) Vô tri ngu muội về quá khứ cũng là một nguyên do lớn cho điều
kiện rắc rối của con người. Điều Khổng Tử muốn nói ở đây là về sự
người ta không còn mấy hiểu biết gì nữa về Đạo của hiền nhân. Xưa
kia, các hiền nhân mô phỏng đời mình theo Trời, từ đó phác họa một
biểu mẫu (paradigm) cho con đường hoàn thiện đạo đức. Không biết
Đạo của hiền nhân, con người cắt đứt mình khỏi nhận thức đạo đức
của quá khứ. Trong tình trạng đó, con người sẽ lênh đênh phiêu bạt rồi
nghiêng ngả đến những hành động sai trái. Khổng Tử đặt vững niềm
tin vào Đạo của hiền nhân và nói: “Họ sống không uổng công, kẻ phải
chết trong ngày được nghe Đạo”/“Triêu văn Đạo, tịch tử khả hỹ”
(IV.8).
(5) Đức hạnh quan trọng nhất con người phải có, đối với Khổng Tử,
là đức NHÂN (jen). Thể hiện đức nhân là thể hiện sự thành toàn đạo
đức. Tư tưởng trung tâm này của Khổng Tử, trong chữ Hán (hay chữ
Nho) được chiết tự và hội ý từ hai từ: nhân và nhị [
仁] diễn đạt hai