là “người ăn nói thật tình”/“ngôn nhi hữu tín” (I.7) và “làm trước nói
sau”/“Tiên hành kỳ ngôn” (II.13).
(4) Thuốc giải độc cho sự vô tri và ngu muội về quá khứ đã được
bàn đến trong phân đoạn trên là học vấn, là tri thức. Khổng giáo là
một truyền thống hiếu học. Ở Trung Hoa, truyền thống đó được biết
đến như là Ju School − từ Ju đưa đến nghĩa học giả (scholar) – cũng
được gọi là trường học về Lục Nghệ (Lui Yi). Từ đó, hẳn nhiên Khổng
Tử coi trọng việc học. “Kẻ sĩ không thể không có trái tim lớn và ý chí
cường nghị; bởi gánh thì nặng đường thì xa. Việc nhân nghĩa, đó là
trách nhiệm phải gánh: nó không nặng sao? Chỉ đến chết mới tới đích:
nó không xa sao?”/“Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị; nhậm trọng nhi đạo
viễn. Nhân dĩ vi kỷ nhậm: bất diệc trọng hồ? Tử nhi hậu dĩ: bất diệc
viễn hồ?” (VIII.7).
Nhưng nội dung của việc học này là gì, làm cho ta tồn tại trên thiện
đạo? Lời nói trên đây của Khổng học cho ta thấy nội dung của việc
học này được lưu giữ trong các Kinh sách cổ điển, một tập hợp các
Kinh sách tiêu biểu cho kho tàng văn hóa từ quá khứ xa xưa. Điều
quan trọng nhất đối với Khổng Tử, Kinh sách cổ điển biểu hiện đạo
sống của hiền nhân và nhờ thế làm gương hạnh cho cuộc sống đưa đến
hoàn thiện đạo đức. Bởi vậy, học Kinh sách cổ điển được hiểu như
một phần vụ thiết yếu giúp thành toàn bản thân và là một công trình
thánh thiêng làm phát triển Bản tính con người. Nó cũng là một khía
cạnh quan trọng cho việc quản trị tốt lành hữu hiệu. “Người làm quan
khi còn giờ thì học thêm, kẻ đi học khi còn giờ thì ra làm quan”/“Sĩ
nhi ưu, tắc học; Học nhi ưu, tắc sĩ” (XIX.13).
(5) Hoàn thiện theo truyền thống Khổng học được định nghĩa trước
nhất như là sự thể hiện lòng nhân ái. Cách thức thể hiện lòng nhân ái
liên hệ đến căn bệnh thứ năm đã được trình bày trong phân đoạn
trước. Tiến trình này bao gồm ba yếu tố: (a) kiên trì mọi lúc thực hành
đức nhân ái, (b) tuân theo “Đạo luật vàng”, và (c) giữ gìn nghi lễ.