mươi tuổi, ông đã có khả năng tìm được chỗ đứng trong lễ tiết, nghĩa
là biết đưa cách hành xử thích đáng của lễ tiết vào thực hành. Thông
qua việc thực hành lễ tiết, vào tuổi bốn mươi ông đã từ việc xem xét lễ
tiết đi đến sự hiểu biết đích thực của chúng. Điều ấy đồng thời cũng
cho ông hiểu được Mệnh Trời vào tuổi năm mươi. Đến tuổi sáu mươi,
Khổng Tử nghiệm sinh được sự hòa đồng giữa ý mình với Ý Trời, với
Thiên Mệnh, đến nỗi vào tuổi bảy mươi ông có thể làm theo ý mình −
nay được hòa đồng với Ý Trời − với hiệu quả là một cách tự phát ông
hành động trọn hảo lòng nhân ái.
Điều đáng ghi nhận ở đây là con đường giải thoát của hành động
mô biểu (paradigmatic). Là những con người hoàn hảo, các hiền nhân
hành động một cách tự nhiên – như nhiên – lòng nhân ái. Lòng nhân ái
của họ là diễn đạt bên ngoài tâm trạng hoàn thiện bên trong. Và như
thế, những hành động nhân ái của họ trở nên mẫu mực của sự hoàn
thiện và cho sự hoàn thiện đối với người Khổng giáo, những kẻ ước
muốn thể hiện sự thành toàn của một hiền nhân. Lần nữa, Đạo của
hiền nhân được tìm thấy trong Kinh sách cổ điển, do đó cần một sự
quan tâm lớn cho việc học tập trong truyền thống Khổng giáo. Điều
mà các hiền nhân thực hành một cách tự nhiên, nay trở nên như mẫu
mực cho con người kỷ luật tự giác có ý thức dẫn đưa đến hoàn hảo
đạo đức. Hành động với kỷ luật thích ứng được biểu hiện trong truyền
thống Khổng giáo như là lễ tiết. Với góc nhìn từ bên ngoài, hành động
nhân ái tự nhiên của một hiền nhân và của một người kỷ luật tự giác
tuân theo lễ tiết xem ra giống nhau, nhưng động cơ bên trong lại khác
nhau. Hành xử của hiền nhân là diễn đạt tự nhiên của tâm trạng hoàn
thiện bên trong, trong khi hành xử của người kỷ luật tự giác lại là
những hành động được học tập − những lễ tiết − rập khuôn với lòng
nhân ái của hiền nhân. Chủ đích của hành động kỷ luật là thể hiện một
tâm trạng, trong khi hành động đạo đức hoàn hảo được trở nên tự
nhiên và bột phát. Đó là tâm trạng của kẻ sĩ, của người quân tử, và đó
là điều được nói đến về Khổng Tử vào cuối đời ông.