Các hiền nhân diễn tả sự hoàn thiện đạo đức của mình một cách tự
nhiên, trong khi người quân tử thực hiện sự hoàn thiện của mình bằng
cách tạo hình cuộc sống của mình theo cách hành xử của các hiền
nhân. Hành động của người quân tử và của một môn đồ Khổng giáo
kỷ cương cũng có thể xem ra như giống nhau khi nhìn từ bên ngoài,
giống như một nghệ sĩ điều khiển âm nhạc và một sinh viên học tập
âm nhạc xem ra cùng làm một động tác như nhau. Nhưng một lần nữa,
những động lực thì khác nhau trong cả hai trường hợp. Nghệ sĩ bậc
thầy âm nhạc đã nhập tâm bảng nhạc đồ mình tấu diễn đến nỗi không
còn ý thức đến nó nữa, trong khi học viên âm nhạc phải còn vất vả lần
theo bảng nhạc đồ của mình. Cũng vậy, người quân tử đã nhập tâm
Đạo của hiền nhân đến nỗi nay hành động một cách hồn nhiên, trong
khi người môn đồ Khổng học, kẻ đang “đứng trong lễ tiết”, phải lần
mò với ý thức cách hành xử thích ứng những điều lễ tiết đòi hỏi.
Trong mỗi trường hợp, khi tuân theo lễ tiết, cả người quân tử lẫn học
viên chăm chỉ phải thể hiện nơi mình lòng nhân ái, đỉnh vòm đích thực
của sự hoàn thiện đạo đức.
Như một truyền thống mô biểu (paradigmatic), Khổng giáo tạo ra
một chuỗi hành động đạo đức hoàn hảo làm thành Đạo nhân ái của
hiền nhân để cung ứng cho quảng đại dân chúng, và tạo ra những
gương mẫu đạo đức cho những ai không thuộc truyền thống ưu tú của
việc học tập văn bản. Hy vọng nay được thấy rõ, sự hoàn thiện đạo
đức của truyền thống Khổng giáo được biểu đạt nơi các hiền nhân, và
như lý tưởng của sự hoàn thiện con người, người quân tử có thể thể
hiện sự hoàn thiện đạo đức nhờ học tập Kinh sách cổ điển và nhập tâm
nơi mình Đạo của hiền nhân. Người thực hành Khổng giáo di động
dọc theo cùng một con đường này. Việc quan sát trực tiếp của những
kẻ hành đạo ngày nay được làm thay cho việc học tập bằng Kinh sách,
ít nhất là đối với những ai không tiếp cận được bằng văn bản. Với mức
độ một kẻ hành đạo có thể thể hiện lòng nhân ái bằng cách tuân theo lễ
tiết, thì Đạo của hiền nhân hiện diện cho mọi người trong xã hội để