quý chuộng, giống như những cây cao lớn phát sinh tự nhiên từ những
mầm giống bé nhỏ. Bốn đầu mối đưa đến bốn đức hạnh đó là: “Lòng
thương xót (trắc ẩn) là đầu mối của nhân; lòng thẹn và ghét là đầu mối
của nghĩa; lòng từ bỏ và nhún nhường là đầu mối của lễ; lòng phải trái
là đầu mối của trí”/“Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan dã; tu ố chi tâm,
nghĩa chi đoan dã; từ nhượng chi tâm, lễ chi đoan dã; thị phi chi tâm,
trí chi đoan dã” (II.A.6).
[Về tương quan giữa tứ đoan và tứ hạnh, Chu Hy (1130 − 1200,
triết gia, học thuyết lý-khí) có lời chú giải như sau: “Trắc ẩn, tu ố, từ
nhượng, thị phi là cái thuộc về tình cảm của con người; nhân, nghĩa,
lễ, trí là thuộc về bản tính của con người. Tâm thì gồm cả tính lẫn tình.
Đoan là đầu mối. Nhân sự phát động của tình cảm mà bản tính mới
nhận thấy được rõ ràng. Cũng như có vật gì ở trong thì đầu mối phát
hiện ra ngoài vậy”; xem Mạnh Tử, Chu Hy tập chú, Trung Tâm Học
Liệu − Bộ Giáo dục, Saigon, 1972, I. tr. 181; ND].
Mạnh Tử nhấn mạnh, bốn đầu mối và bốn đức hạnh của tâm con
người “không phải từ ngoài nung đúc vào tim ta; chúng hẳn đã có
trong tâm từ sơ thủy”/“Trắc ẩn... tu ố... từ nhượng... thị phi..., nhân
nghĩa lễ trí, phi do ngoại thước [nung đúc vào ta] ngã dã, ngã cố hữu
chi dã” (VI.6).
Nhưng Mạnh Tử cũng đồng ý với nhiều triết nhân đồng thời với
ông, cho rằng con người là những tạo vật có lòng ham muốn. Những
ham muốn tự kỷ đe dọa cách riêng bằng sự chôn vùi bốn mầm giống
làm suối nguồn cho bản tính đạo đức bậc cao của con người. Món quà
Trời tặng là cái “tâm suy tư” do đó được nhìn biết là mỏng mảnh và có
thể bị đánh mất nếu không biết dùng hay thiếu chăm sóc. Và điều đó
đáng tiếc là trường hợp thường xảy ra. Mạnh Tử nói: “Không phải
Trời sinh cho cái tài chất khác nhau, tài chất khác nhau là vì cái tâm
của con người bị kìm hãm khác nhau đó thôi”/“Phi Thiên chi giáng tài
nhĩ thù dã, kỳ sở dĩ hãm nịch ký tâm giả nhiên dã” (VI.A.7). Sự kìm
hãm cái tâm của con người, đối với Mạnh Tử, là nguyên do mọi điều