Khi được Vidagdha hỏi hãy nhận diện về “một thần linh” này,
Yajnavalkya kết luận: “Ngài được gọi là brahman”.
Mặc dầu tính thần linh biểu hiện chính mình trong nhiều hình thức,
nhưng rốt ráo tối hậu Ngài là Một. Ở đây một lần nữa, chúng ta chứng
kiến cuộc truy tìm triết học về bản tính tối hậu của thực tại, và nó
được kết thúc với sự khám phá nguyên lý đơn thuần nhất thể mang tên
là brahman. Nhưng nếu thực tại là một, cách nào − và tại sao − nó lại
trở nên nhiều? Những truyện kể về việc tạo thành trong các truyền
thống cho ta biết nhiều điều về truyền thống đó. Trong Brihad
Aranyaka Upanishad, có một trình thuật về tạo thành cung cấp cho ta
những trả lời về những câu hỏi trên đây, và có thể được sử dụng như
một mẫu hình cho phần lớn tư duy Ấn Độ.
“Từ ban đầu không có gì” (1.2.1). Nhưng rất nhiều có thể đến từ
không, bởi phần lớn truyền thống Ấn Độ hiểu rằng, toàn thể vũ trụ đến
từ cái không nguyên thủy này. Giống như thuyết “Big Bang” hiện đại,
bản văn này mô tả một sự triển nở phát xuất từ một điểm nguyên thủy
không chiều kích của sự thuần nhất vô hạn; nhưng, không như thuyết
Big Bang, trình thuật tạo thành này cho ta biết tại sao sự triển nở này
đã xảy ra.
Từ ban đầu không có gì ngoài nguyên lý đơn thuần nhất thể,
brahman. Nhưng, bởi nó một mình, nên nó cô đơn và “không thấy vui
thỏa chút nào” (1.4.2). Trong tình trạng cô đơn này, nó ước muốn một
cái khác và tự phân mình thành hai phần, một trống và một mái. Phân
xuất từ trạng thái trung tính trừu tượng nguyên thủy, cặp trống mái bắt
đầu giao hợp giới tính, và từ đó được sinh nở ra toàn thế giới của
nhiều hình thức khác nhau. Như thế, điểm nhất thể nguyên thủy không
phân biệt đã phân chia chính mình ra và, khám phá ngoại giới, đã sản
xuất ra thế giới hiện tượng của nhiều hình thức. Brihad Aranyaka
Upanishad gọi đó là sự siêu-tạo thành của “brahman” (1.4.6). Trình
thuật tạo thành này diễn tả bản tính đích thực của thực tại và mục đích
tối hậu hiện thể trong thực tại. Chúng ta sẽ còn có dịp bàn đến trình