MƯỜI HAI HỌC THUYẾT VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - Trang 78

thuật này, nhưng điểm quan trọng là nắm bắt được rằng, trình thuật
này giải thích về tính đa phức của thế giới, trong khi nhìn nhận một
cách triệt để tính tương kết của thế giới. Tính thuần nhất nguyên thủy
không bao giờ mất; nó chỉ đơn giản mang diện mạo bội số các hình
thức mà thôi.

Học thuyết về nguồn gốc của vũ trụ nhìn nhận tính đồng thời của

Nhất thể và Đa hình. Thực tại Nhất thể tự phân biệt chính mình thông
qua điều mà bản văn diễn tả là “danh và tướng” (“name and visible
appearance”) (1.4.7). Thế giới mà chúng ta cảm nghiệm với giác quan,
như thế, là một thực tại đơn thuần, mặc dầu nó mang nhiều danh và
tướng khác nhau. Điều này được diễn tả thích đáng với câu thơ sau
đây:

Thế giới kia tràn đầy,
Thế giới đây tràn đầy,
Tràn đầy đến từ tràn đầy.
Lấy tràn đầy ra khỏi tràn đầy,
Tràn đầy vẫn toàn tràn đầy.
(5.1.1)
Ở đây chúng ta có một bức ảnh về tính thần linh, vừa nội tại vừa

siêu việt. Brahman không chỉ ở trong thế giới, mà còn thế giới.
Cũng còn một chiều kích nữa của brahman, đó là brahman hoàn toàn
vượt ra ngoài thế giới của đa hình. Điều này được khẳng định trong
Brihad Aranyaka Upanishad như một giáo huấn về hai khía cạnh
(rupa) của brahman gồm hình tượng (form/sắc) và vô tướng
(formless/không): “Nhất thể có một hình thù xác định (murta) và
không có hình thù nào xác định (amurta)” (2.3.1). Brahman như mọi
hình tượng là tất cả những gì rắn đặc và nhất thời, còn brahman như
vô tướng là thinh không và bất biến.

Một tiếp cận thích đáng đối với nền triết học này là phải suy tư về

hai ý nghĩa của câu văn “Không có gì mãi mãi vẫn là như thế”. Thế
giới của những sự vật cụ thể thì ở trong dòng chảy và luôn thay đổi,
tức sự vật không bao giờ tồn tại y nguyên. Đàng khác, phi-vật thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.