thể xác và môi trường xã hội bao quanh. Đây là tự ngã ta liền nghĩ tới
khi có ai hỏi ta là ai. Đây cũng là tự ngã ta thường cho là rất quan
trọng và ra sức giữ gìn. Nhưng tự ngã này không phải là tự ngã tối
hậu, cũng như không phải là căn tính đích thực của con người. Tự ngã
thiết yếu được định nghĩa là atman. Cái tự ngã thông thường của
chúng ta đơn giản chỉ là một chiếc mặt nạ có giới hạn và có điều kiện
che đậy bản tính đích thực và vô biên của chúng ta.
Tự ngã không thể định nghĩa: Một số đoạn văn trong Brihad
Aranyaka Upanishad gợi ý nói rằng, atman là không thể định nghĩa
được; nó không thể đồng nhất với bất cứ vật gì: “Về cái tự ngã
(atman) này, người ta chỉ có thể nói “không-, không-”. Nó không thể
bắt nắm được, bởi nó không thể bắt nắm. Nó không thể suy tàn, bởi nó
không phải đối tượng suy tàn. Nó không bị chằng buộc, nhưng nó
không run rẩy vì sợ cũng không đau đớn vì thương tích” (3.9.28).
Nhưng một số đoạn văn khác lại đồng nhất atman với mọi sự: “Hẳn
thật, cái tự ngã này là brahman – cái tự ngã này được cấu thành bởi
nhận thức, bởi trí tuệ, bởi thấy, bởi thở, bởi nghe, bởi đất, bởi nước,
bởi gió, bởi không gian, bởi ánh sáng và không ánh sáng, bởi ham
muốn và không ham muốn, cái tự ngã này được cấu thành bởi tất cả
mọi sự vật. Do đó, có lời này rằng: Nó được cấu thành bởi cái này. Nó
được cấu thành bởi cái nọ” (4.4.5). Ta ghi nhận xem ra như có sự mâu
thuẫn giữa hai lời phát biểu này, điều đó có thể được sử dụng để hỗ trợ
cho những khái niệm hoàn toàn khác nhau về tự ngã và về thế giới.
Trong mỗi trường hợp, bản văn đi tới định nghĩa atman như là tự ngã
bất tử và bất biến; nó “vượt ra ngoài đói và khát, buồn phiền và ảo
tưởng, già cả và tử vong” (3.5.1).
Tự ngã đích thực: Một giáo huấn cốt lõi của Áo nghĩa thư là cái tự
ngã đích thực là chính cái chiều kích vĩnh hằng của thực tại, thực tại
này cách nào đó không khác với thực tại tối cao brahman: “Và này là
cái tự ngã bao la, không sinh, không già, không diệt, bất tử, vô úy
[không sợ] – brahman” (4.4.24). Bởi atman được đồng nhất với