đích thực của ta như là kẻ có khả năng làm cho ta trở nên những thực
thể ý thức, tức ý thức thâm nhập tất cả. Chủ đích chính của Áo nghĩa
thư là tạo ra sự thay đổi về căn tính, từ một tư ngã (ego self) nhất thời
kết hợp với thân xác đến tự ngã vĩnh hằng và vô biên không còn khác
biệt với cái Toàn thể. Nói cách khác, mục đích là thể hiện rằng, atman
là brahman, cho dầu công việc giải trình các chi tiết của phương trình
này được để lại cho các nhà tư tưởng sau này.
Theo Áo nghĩa thư, cuộc sống hiện tại của chúng ta chỉ là một chuỗi
dài, rất dài chết và tái sinh. Khi cuộc đời hiện tại của chúng ta kết
thúc, chúng ta sẽ tái sinh trong một thân xác mới. “Nó giống như vầy,
như một con sâu bướm, khi nó vươn đến ngọn một lá cỏ, nó trườn
sang một chỗ đậu mới và từ đó lại vươn lên, cũng vậy tự ngã [atman],
khi nó ra khỏi thân xác này và làm cho thân xác đó hết ý thức, sẽ đi
đến một chỗ đậu mới và vươn mình lên trên đó” (4.3.3). Điều ấy có
nghĩa, như một con sâu bướm di động từ một lá cỏ này đến lá cỏ khác,
thì chúng ta cũng di động từ thân xác này qua thân xác khác. Mặc dầu
một số triết nhân sau này nhấn mạnh rằng, đây là một loại tự ngã khác
với tự ngã cá biệt đã đi đến tái sinh, thì sự tái sinh xem ra như đã được
Áo nghĩa thư chấp nhận.
Với giả định về sự tái sinh này, có hai con đường được nêu ra trong
Brihad Aranyaka Upanishad về sinh nghiệm khả thực sau khi chết
(6.2.15-16).
(1) Khả năng thứ nhất là con đường trở về lại cuộc sống này. Sau
khi chết, thân xác được đưa vào lò hỏa thiêu. Những ai với các nghi lễ
hi tế tôn giáo làm thăng vượt lên trên cuộc sống trần thế này, sẽ di
chuyển vào khói. Từ khói, họ sẽ di chuyển vào đêm, rồi cuối cùng sẽ
đến được thế giới của tổ tiên. Từ đây, họ sẽ di chuyển đến trăng, từ
trăng đến mưa, từ mưa xuống lại đất. Từ đất, họ sẽ trở nên thức ăn.
Thức ăn được ăn bởi một nam nhân và rồi được hiến tế trong lửa của
một người phụ nữ, từ đây con người được sinh lại lần nữa. Đó là vòng
quay không ngưng nghỉ của chết và tái sinh định hình cho cuộc sống