MƯỜI HAI HỌC THUYẾT VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - Trang 90

là một tiến trình qua đó, thế giới đa phức phát sinh; đó là năng lực bởi
nó mà vật vô tướng (formless) trở thành vật có hình tượng (form).
Maya che giấu và bóp méo thực tại đích thực của brahman và biểu
hiện theo nhận thức luận như là vô tri (avidya). Tác động của maya
không thể diễn tả bằng lời, bởi chính ngôn ngữ cũng là sản phẩm của
maya. Bởi mọi khác biệt cuối cùng, đối với Shankara, là sai lầm, maya
là cản trở lớn nhất cho việc thành tựu tri thức tối hậu.

Điều này có nghĩa rằng thế giới chúng ta cảm nghiệm với giác quan

không phải là brahman và do đó không phải là hiện thực tối hậu:
“Giác quan đương nhiên hiểu được đối tượng, nhưng không phải
Brahman” (1.1.2). Với câu viết này, Shankara chắc chắn không muốn
nói thế giới là một ảo tưởng của trí tưởng tượng. Ông là một kẻ đối
nghịch quyết liệt chống thuyết duy tâm chủ quan. Đối với ông, thế
giới có một thực tại hiển hiện, tức thế giới là đích thực hiện hữu. Ông
viết: “Không thể khẳng định rằng các sự vật ngoại tại là không hiện
hữu. Tại sao? Bởi chúng được nhận thức. Như một sự kiện thiết thực,
các sự vật như cột nhà, vách tường, bình lọ, áo quần, tất thảy đều được
nhận thức thông qua từng tác động của tri thức. Và không thể rằng,
một vật được nhận thức lại không-hiện hữu” (2.2.28).

Shankara nhìn nhận khái niệm vô-hữu và đưa ra một thí dụ quen

biết “đứa con của một phụ nữ son sẻ”. Nhưng ngược lại, thế giới của
chúng ta có một thực tại hiển hiện, và như thế nó “hiện hữu”. Dẫu vậy,
khi sự cảm nghiệm về thế giới bị giảm thiểu giá trị bởi cái nghiệm sinh
tối hậu về brahman trong đó mọi phân biệt đều bị xóa bỏ, nó không có
thể là thực tại tuyệt đối. Giống như nội dung của một giấc mơ bị mất
giá khi thức dậy, thì cảm nghiệm về thế giới cũng bị mất giá bởi sự
tỉnh giấc của kiến tánh tối hậu. Thí dụ quen biết được dùng để giải
thích điều này là thí dụ con rắn và sợi dây thừng. Một người nhầm lẫn
nhìn sợi dây là con rắn trong bóng tối. Cái sợ hãi mà người đó vì vậy
cảm nghiệm được là có thật, nhưng khi ánh sáng của tri thức chiếu
sáng trên “con rắn”, thì y thấy được đó chỉ là một sợi dây thừng. Con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.