thực tại bên ngoài, mà sự tỏ hiện của nó là hiệu quả của sự nhìn xem
tự ngã thông qua những nhân tố của vô tri giới hạn. Ông viết rằng, tự
ngã “được phú bẩm với ý thức vĩnh hằng... nó chỉ là và chính là
Brahman tối cao, trong khi Brahman tồn tại bất biến, thì tỏ mình hiện
hữu như một linh hồn cá thể mang những phụ tính giới hạn” (2.3.18).
Mặc dầu trong kinh nghiệm thường ngày, ta cảm nhận chính mình
như những tác nhân của các hoạt động của ta, điều này cũng là một ảo
tưởng. Điều ấy có nghĩa, tự ngã đích thực là vĩnh viễn tự do khỏi
những hệ quả gây điều kiện của karma [nghiệp báo]; để được tự do ta
chỉ cần nhận thức rằng dây xiềng nô lệ chỉ là một ảo phẩm của tâm
thần. Shankara cũng khẳng định, tự ngã vượt ra ngoài mọi kinh
nghiệm, bởi kinh nghiệm bao hàm một sự phân biệt giữa người kinh
nghiệm và đối tượng được kinh nghiệm. Bởi vậy, trên bình diện cao
nhất của việc thể hiện, thì linh hồn cá thể, chủ thể của mọi kinh
nghiệm, biến mất như một ảo tưởng. Tự ngã đích thực được khẳng
định là đồng nhất với brahman, cơ sở hợp nhất tuyệt đối của hiện hữu.
Mục đích của mọi cố gắng thuộc linh đối với Shankara là sự thể
hiện sự kiện tối hậu này. Bình diện cao nhất của tri thức về brahman
bao hàm sự xóa bỏ mọi phân biệt giữa chủ thể nhận thức và mọi đối
tượng nhận thức trong thể trạng của sự đồng nhất tuyệt đối. Một ẩn dụ
ưa thích cho kinh nghiệm tối hậu được quan niệm ở đây là sự hòa tan
mọi giọt nước vào đại dương độc nhất không phân biệt.
Nhưng những hàm tố thiết yếu của con đường được thiết kế để thể
hiện kỳ công tối hậu này là gì? Trong tiết đầu tiên của chương sách
này, chúng ta đã gặp huyền thoại tạo thành trong Brihad Aranyaka
Upanishad kể lại cho biết, thế giới đa phức hình tượng này được đưa
ra hiện hữu bởi ham muốn, một sự ham muốn có một kẻ khác. Yếu tố
thiết yếu trong câu chuyện đó đối với Shankara là sự nhất thể có trước
sự đa thể được xuất phát từ sự ham muốn. Bởi ham muốn được cấu
kết với lực sáng tạo đưa đến sự phân rẽ tính nhất thể nguyên thủy, vậy