MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 13

“Người ta chê sự bất công, không phải vì sợ mình sẽ làm điều bất công, mà
vì sợ mình sẽ phải chịu điều bất công”

để đi đến kết luận cho bài phiếm luận về cứu tế xã hội bằng câu nói chua
chát:

“Cơ quan cứu tế, cũng như Hồng thập tự, một việc phúc gây ra bởi chiến
tranh.
Cơ quan cứu tế, cũng như giải hoà bình, một giải thưởng đặt ra do Nobel,
nhà phát minh chất cốt mìn.” (Trước đèn).

Để an ủi cái xã hội mà áp bức, bất công trói buộc mỗi thân phận con người
Việt Nam càng ngày càng đi dần xuống vực thẳm của nghèo đói, của ngu
dốt, thực dân Pháp vẫn đưa ra cái khẩu hiệu: Tự do, Bình đẳng, Bác ái để
che lấp dã tâm của một dân tộc tự nhận là văn minh ở trời Âu, đi khai
phóng dã man.

“Tự do, bình đẳng, bác ái, ba điều tốt đẹp trên thế gian. Tốt đẹp vì cả ba
cùng chỉ có ở trong vòng lý tưởng, nhờ cái ánh sáng rực rỡ của lý tưởng rọi
vào, nên mới lập lòe muôn sắc hào quang. Thực ra, bác ái là yêu mình
trước đã, rồi sẽ yêu đến người. Lắm kẻ yêu mình còn chưa xong, trách gì
không yêu được người.
Bình đẳng, trong đời hoạ chỉ có hai lúc: lúc lọt lòng ra, lúc thác đi. Ai cũng
do một nơi mà đến, ai cũng cùng về một nơi:
Bị gậy, cân đai: đất một hòn!”

Thật ngao ngán, thật chua xót, công hầu, khanh tướng và kẻ khôn cùng nào
ai có hơn ai trong tư tưởng của Lãng Nhân về hai chữ: Sinh, Tử?
Cái quan niệm bi đát về cõi sống, Lãng Nhân đã nhìn thấy, tức là đã đạt, đã
thấu suốt “ba nghìn thế giới” trong cõi Tin do Đức Thích Ca dẫn dắt, và
kiếp nhân sinh ba vạn sáu ngàn ngày cũng là mộng ảo cả thôi! Nên:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.