mong của thi nhân chỉ gói tròn vào tình cảm thông thường nơi tình yêu đôi
lứa, dù cho tình yêu có được thắp sáng bởi trí tuệ người thơ. Những nét độc
đáo với dòng suy cảm quái đản được gọi về từ thiên cổ không thấy xuất
hiện. Lời và ý thơ trong Đường vào tình sử thật dung dị và đẹp:
“Tôi nghe em nói bằng im lặng
Bằng dáng nghiêng nghiêng động nét mày
Bằng cả mênh mang chiều lắng đọng
Nụ cười em gửi gió thu bay
Tóc quyện mây choàng vai mộng nhỏ
Chìm chìm hơi nắng bước thu đi
Hôn như khói toả say tà lụa
Chợt tỉnh, còn như truyện ngủ mê…”
(Đường vào tình sử)
Toàn tập hầu như thế cả, nguyên lý không gây được ấn tượng sâu đậm nào
ở trong tâm thức người đọc như Mê hồn ca. Sở dĩ như vậy vì tập Đường
vào tỉnh sử là sự góp nhặt nhiều bài thơ ở nhiều thời kỳ đã đăng tải rải rác
trong các tạp chí văn học. Nhưng dù sao, vẫn có trong đó cái “chất” Đinh
Hùng, cái “chất” đã đưa Đinh Hùng vào ngôi vị xứng đáng của nền thi ca
Việt Nam.
Đinh Hùng chịu ảnh hưởng rất nhiều ở dòng thơ Tượng Trưng Pháp với các
thi hào Baudelaire và Mallarmé của thế kỷ XIX. Nhất là Baudelaire nhà
phù thuỷ ngôn ngữ trong thi ca Pháp, người đã dịch truyện của văn hào Mỹ
Edgar Poe và có tập Fleurs du Mal (Ác hoa) đã gây sôi nổi dư luận quần
chúng Pháp vì những tư tưởng táo bạo trong thơ.
*
Khởi hành từ trạng thái đớn đau trong tình yêu với sự dằn vặt đoạ đày ở
mỗi không-gian-cuộc-sống, Đinh Hùng nhìn chòng chọc vào nó như thách