MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 210

Nhưng dù cho cuộc sống mới với những đổi thay mãnh liệt đến thế nào đi
nữa thì hình ảnh cũ, hình ảnh của dĩ vãng thơ mộng, hình ảnh căn gác nhỏ
phố Huế với vóc dáng Lựu, người con gái bé bỏng đang chết sững trong ý
nghĩ của Triệu với nhớ thương, hờn dỗi:

Gác phố Huế, không ngày…
Đau buồn đã xảy đến trong loạn ly, trong chia cách. Những lớp người thiên
cổ, những ngả đường mòn. Những hình chiến luỹ. Tôi xa Lựu luôn mấy
năm. Tôi nhớ Lựu nhiều nhất vào những ngày tháng đau khổ mất mát ấy.
Tất cả những ngả đường nào ở đó tôi hy vọng gặp lại Lựu đều nhoà đi cái
triều nối kết.

… Giữa hai cuộc đời biên giới dựng lên từ đó. Hai bờ chia cắt đứt đoạn.
Bên này bên kia, hai miền đất nước nhớ thương nhau.

… Những ánh lửa viễn phố ma quái đốt cháy nội tâm tôi.
("Người bạn đường", Tháng giêng cỏ non, trang 44)

Đi từ căn gác phố Huế bước sang “Giai đoạn chị Định”, Mai Thảo đã ném
suy nghĩ của mình từ một ý tư riêng tới sự vượt thoát để bày tỏ lập trường
trước cuộc sống, ở đó, ý thức tự do của chị Định, nhân vật chính của
truyện, đã được Mai Thảo biến thành một hy sinh cao cả.

Hồi đó chúng tôi đến Án Đổ mỗi ngày mỗi nhiều. Những đợt chỉnh huấn
cải tạo của cộng sản càng rộng thì số người bỏ đi càng thêm đông đảo.
Góc núi Án Đổ biến thành một thứ cứ điểm của tự do.

Đêm hôm đó tôi ngồi nói chuyện với chị Định ở bờ suối đến khuya. Đêm
rừng đẹp một vẻ huyền ảo quanh tôi. Sao sáng muôn vàn trên khắp Án Đổ.
Trời lạnh đặc. Sương phủ xuống trắng xóa những thành đá. Chị Định thúng
thắng ho. Tôi nghĩ đến những ngày cuối cùng của chị. Đến những ống
Streptomicine. Đến căn bệnh hiểm nghèo sẽ cướp mất cả chúng tôi người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.