Mai Thảo là nhà văn đa dạng với bút pháp văn minh. Tâm hồn Mai Thảo
như một dòng sông chảy dào dạt cuốn theo bao nhiêu mầm sống luân lưu
giữa lòng nó.
Trong những đoản văn viết cho tờ Khởi Hành, Mai Thảo đã ghi nhận và
trình bày giá trị của suy tư qua ngôn ngữ, thứ của tuỳ bút, nó cô đọng và
thật súc tích. Từng hình ảnh, từng nỗi khắc khoải, bâng khuâng, từng nỗi
dày vò đến đớn đau tâm khảm, Mai Thảo đã trút xuống dòng chữ với tất cả
tài hoa:
Người đời vẫn không hiểu văn nghệ sĩ là loài chim biển mở ngực đau
thương lấy hết máu hồng, nuôi đời khôn lớn. Không phải thế. Máu đời đã
sẵn những dòng đầy ắp trong da thịt và hình hài đời tự nó nở hoa. Văn
chương khác. Nó không đến với cuộc đời như loài chim biển ấy. Tôi không
có chết cho anh được sống. Chỉ là một ảo tưởng quá độ về vai trò, vị trí và
lẽ phải về hiện hữu mình, những kẻ viết ra chữ, hát ra thơ, nghĩ mình là con
tằm nhả tơ vàng dệt đời thành lụa, con ve sầu góp tiếng kêu cho nóng
những mùa hè, chú lái khờ tặng hết những kim cương châu báu đầy tay,
cho thật hết không đòi nhận lại. Có những cuốn sách có trời trong sách. Có
những bài thơ có biển trong vần. Có. Nhưng nghệ thuật chỉ là cái sự nói ra,
bằng một cách nào, những điều đã có. Người làm nghệ thuật không đóng
một vai trò nhất định nào. Cho anh. Cho nó. Y không tạo nổi những bình
minh, dựng được những mùa Xuân. Nghệ sĩ chỉ là kẻ nhắc tuồng tối tăm
bình thường đứng dưới căn hầm sân khấu đó anh biết thế không?
(“Kẻ nhắc tuồng”, Khởi hành, số 4, 31-7-1969)
Đây, cái giá trị đích thực và hiển nhiên của nghệ sĩ đã được Mai Thảo quan
niệm như trên. Đúng, người làm văn học nông trường không phải là Đấng
Tạo Hóa chính danh để ban phát hay dựng tạo cho thế gian, cho con người
những điều kiện tuyệt đối “muốn gì có nấy”. Không, kẻ làm nghệ thuật chỉ
đại diện, là kẻ nhắc tuồng để hứng chịu và cam phận khi dùng tài năng của