đường dài với những đổi thay không ngừng, cụ Chánh đã mỉm cười chỉ cho
tôi gian nhà trống không ngoài mấy chiếc tay nải để trên hai chiếc giường
gỗ và nói cả cơ nghiệp của gia đình cụ, mỗi lần di chuyển như vậy, mất đi,
bỏ lại, bây giờ chỉ còn có thể. Cũng may là còn được mạnh khoẻ và còn
những bàn tay làm lụng được.
Tôi cảm động nhìn bàn tay gầy yếu của cụ Chánh, và liên tưởng đến một
bàn tay khác, với những ngón tay nhớ rất dài rất thon, bàn tay của Luân.
Ngày xưa tôi đã ngắm nhìn bao lần không chán mắt những cái ngón trắng
muốt khi xòe mở khi thu lại, hình nét đều mềm mại như một bông hoa. Tôi
giật mình tưởng như cụ Chánh đoán được ý nghĩ tôi. Cụ nói gia đình cụ
bây giờ – kể cả thằng Tạo người nào cũng đã quen lắm với những công
việc cực nhọc: cất nhà, chặt cây, phát cỏ, đốt rẫy, làm đất rừng. Cụ nói:
“Anh ở lại đây sáng mai sẽ thấy cả nhà tôi, già trẻ lớn bé kéo nhau ra làm
đất rẫy. Bây giờ biến thành nông dân cả rồi. Em Luân nữa, nó cũng cày
bừa giỏi ra phết rồi đấy cậu Trí nhé”.
Hình ảnh lam lũ của Luân đầy lưỡi cày trên nền đất rừng cằn cỗi, khiến tôi
xót xa nghĩ đến hình ảnh Luân ngày trước.
Bấy giờ là vào khoảng giữa năm 1945, cuộc đảo chính Nhật vừa kết liễu.
Bắt đầu những trận mưa bom của phi cơ đồng minh. Chúng tôi theo trường
tản cư về thị xã Hưng Yên. Và quen Luân ở đó. Chúng tôi, vì là ba người:
Phạm, Trương và tôi do một sự tình cờ đã đến trọ học cùng nhà một bà cụ
già: cụ Lý Bằng. Luân là cháu gái cụ Lý. Cùng một phố, chúng tôi hằng
ngày gặp Luân. Ấy là những buổi sáng, mùa hè thật sớm, mùa đông muộn
hơn một chút, nhưng sáng nào trở dậy là chúng tôi đã thấy Luân cắp một
cái rổ quần áo cao có ngọn sang giặt ở cái ao rộng phía sau nhà cụ Lý. Bờ
ao sát liền với buồng học – tường là những tấm liếp mỏng – khiến cứ nằm
ở giường nhìn ra chúng tôi cũng ngó thấy Luân thấp thoáng ở ngoài hàng
rào sương rồng đầu cổng, Luân đi qua vườn, Luân tiến lại phí bờ ao.
Hình ảnh mà tôi còn giữ được ở những buổi sáng lâu dần đã là những buổi
sáng đợi chờ ấy, của Luân là một mái tóc phủ kín vai kín lưng, mặt nước
xao động sóng sánh, những cánh bèo Nhật Bản dạt rộng thành một vùng
tròn chung quanh cái cầu tre mỏng mảnh, tiếng rũ tiếng đập, tiếng nước đổ