MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 38

Phần “Mưỡu cuối” gồm 2 đoạn: một, nói với Lịnh, người tù 2910 và lá thư
gửi sư thầy Tuệ Không, tức cô Tơ để yêu cầu “nhà chùa” minh xác thái độ
trước cuộc sống.

I. Nhân vật Lịnh – 2910 và Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân bản chất là con người thích hành lạc và thích một mình bay
bổng trên những thú đam mê có tính cách phóng túng hình hài mà bỗng
nhiên tự giam cầm mình vào một kích thước – kích thước của nhà tù – để
say đắm, mải mê với một hình thức cứng rắn và gò bó, chẳng phải do kỹ
thuật trại giam mà đích thực do sự bủa vây của cách mạng, Nguyễn Tuân
bắt gặp cách mạng như kẻ sắp “về quê” vì bệnh hoạn gặp được danh y, như
kẻ lưu vong tìm về được đất mẹ.
Nguyễn Tuân đã thần thánh hóa vai trò của Lịnh – 2910 – ở bất cứ đâu, bất
cứ hoàn cảnh, trường hợp nào có thể nói được, viết được. Với những quấn
quít, vội vã với sự bấn loạn của suy tưởng trước cách mạng, Nguyễn Tuân
hành động như một người không trang bị khí giới phòng thân, đột nhiên bị
quẳng vào đấu trường để tỉ thí với một lực sĩ khổng lồ có sức mạnh vô địch.

“Ngoài những lúc phải theo lính canh vào rừng ngả cây cổ thụ, phát quang
rừng lau, phá đồi, đánh gianh lợp nhà, cắt cỏ cho trâu dê bên đồn, lấy nước
suối ngọt cho bên trại anh em, những lúc được về ăn nghỉ trong trại, tôi
ngắm Lịnh (người tù 2910). Những cử chỉ vụn vặt của Lịnh đã đi vào con
người tôi không sót một nét. Tôi ngắm Lịnh lặng lẽ và kính cẩn.” (Chùa
Đàn, trang 13)

Người đọc cần phải hiểu Nguyễn Tuân trong đoạn văn trên với ý nghĩa
Lịnh – 2910 – tượng trưng cho cách mạng, tượng trưng cho uy quyền tối
cao của Đảng. Lịnh nói với Nguyễn Tuân mà như ra lệnh, Tuân vâng lời
như đứa nhỏ hiền ngoan.

“Càng ở vào hoàn cảnh tù tội, chúng ta chúng phải giữ mình làm trọng. Để
lúc về trung châu, còn có mặt trong hàng ngũ của đoàn thể… Thiếu đi – dù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.