MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 43

thể bị lộ tung tích mà mất đời sống trước bản án tử hình.
Nguyễn Tuân trong lúc mê mải làm văn chương đã quên mất lương tri, đã
hành động với lòng tàn nhẫn trong lúc sử dụng nhân vật dưới quyền uy
tuyệt đối của mình. Nguyễn khao khát và ước mơ những cái gì tuyệt đỉnh,
chẳng cứ trong nghệ thuật mà cả trong đời sống thực. Do đó, người đọc
đừng ngạc nhiên khi cậu Lãnh Út đòi hỏi ở Bá Nhỡ quá nhiều mà chẳng
bao giờ Lãnh Út trả về cho Bá Nhỡ mảy may ân huệ trừ sự nguỵ trang lý
lịch.
Người thương nữ – cô Tơ, tuy là một đào hát nhưng cũng thuỷ chung đối
với vong hồn ông Chánh Thú – chồng cô. Đã tưởng rằng lời thề trước linh
sàng kẻ khuất, cô mong giữ trọn để yên phận một đời cây cỏ, ai ngờ tiếng
hát ấy, nhịp phách kia vẫn quấn riết lấy số kiếp để dựng nên oan nghiệt.

“Chẳng nói giấu gì ông, từ khi ông Chánh nhà chúng tôi mất đi, chúng tôi
không cầm đến lá phách nữa. Bất nhẫn lắm ông ạ! Bởi vì hát lên lại động
đến vong hồn người đàn ngày xưa.” (Chùa Đàn, trang 46)

Cô Tơ không nhận lời lên Ấp Mê Thảo để hát, biết rằng phụ tri âm, nhưng
chẳng làm sao hơn vì tiếng đàn cũ của chồng giờ này không ai còn có thể
lựa phím, so dây!
Bá Nhỡ một lòng vì chủ, không chịu thua, nhất định học nghề để đờn cho
cô Tơ hát một lần, một lần thôi rồi sao cũng được. Bá Nhỡ đón người kép
nghiện về Ấp để luyện và chỉ một tháng, Bá Nhỡ đã cướp nghề của ông
thầy.

“Tập đàn đáy như Bá Nhỡ thì tức là cướp nghề của kép nghiện đấy. Bá Nhỡ
không thèm buông một tiếng nào. Đã bấm đến tiếng đàn nào thì tiếng đàn
ấy chín nục đi. Không một chỗ nào sượng. Tưởng có đi đàn thờ ở một cửa
đình nào thì ông thân làng lấy giải cũng không bắt được Bá Nhỡ đàn lỗi bất
cứ ở khổ nào… Những ngón đàn như vê, lấy, chụp, vuốt, nhằn, những tiếng
thoảng, những chỗ xòe. Bá Nhỡ đều nhập tâm cả…” (Chùa Đàn, trang 47)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.