MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 44

Bá Nhỡ học xong nghề, còn cô đi mua lại cây đàn đáy cũ, thành bằng gỗ
trắc đã lên nước, tang bằng gỗ ngô đồng Chiêm Thành, rồi đi xuống làng cô
Tơ để vặn trục, thử dây cho người thương nữ tin vào tài nghệ mà thuận theo
mình lên Mê Thảo.

"Tùng tung dếnh, dênh dênh a dênh
Tùng tung tùng tung tùng tếnh tung tụng.
Tung tùng ếnh tùng ên tùng tung (xòe)…
…Nghe đàn Bá Nhỡ mà miệng cô Tơ mấp máy, cổ họng muốn đằng hắng,
cô muốn hít hơi cho đầy hai lá phổi. Cánh mũi cô phập phồng nhẹ. Cô
muốn hát vo theo những khổ đàn của Bá Nhỡ cứ như thấm mãi vào người.
Cô muốn quỳ xuống mà lạy tổ muôn lạy và hối vì đã muốn giải nghệ.”
(Chùa Đàn, trang 48-49)

Sau những lời năn nỉ của Bá Nhỡ, cô Tơ đành thú thực sự lo sợ của riêng
mình và nói về bí mật cây đàn đáy của ông Chánh Thú dang dựng cạnh bàn
thờ.

“Nguyên cây đàn đó hình như có phù chú yếm bùa biếc gì ấy. Tang đàn làm
bằng nắp ván thôi cỗ quan tài một người con gái đồng trinh… Cứ vào
những đêm tối giời không có gà gáy, chó kêu và thứ nhất là vào những đêm
áp ngày giỗ nhà tôi, thường cây đàn vẫn giở giời, thành đàn đổ mồ hôi cứ
vã ra như tắm và thùng đàn phát lên những tiếng thở dài và vật mình vật
mẩy với bức vách, cứ lủng củng suốt đêm.” (Chùa Đàn, trang 51)

Tưởng nghe thấy thế, Bá Nhỡ sẽ bỏ ý định mời hát, nào ngờ Bá Nhỡ, con
người kiên trì và cương quyết, chỉ cần tới đích chứ không sợ trở ngại. Nhân
vật Bá Nhỡ được Nguyễn Tuân sử dụng như phương tiện để chuyên chở
từng sự kiện đã được ấn định rõ ràng trong tâm thức nhà văn.
Cây đàn của ông Chánh Thú, một kẻ mê hát sờ vào mà bị hành, trở thành
phế nhân, nay đến lượt Bá Nhỡ quyết tâm đem một đời, đem hơi thở của
mình để đánh đổi lấy những phút rung động cho kẻ khác nên chỉ sau một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.