MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 49

tờ Trung Bắc. Bước vào chân thứ hai của Nguyễn đi vào sự nghiệp văn
chương. Bước chân thứ nhất là làm phóng viên cho báo Đông Tây từ năm
1931. Sau đó, Nguyễn đi Hồng Kông cùng Đàm Quang Thiện và Nguyễn
Doãn Vượng đóng phim Cánh đồng ma là phim nói đầu tiên của Việt Nam
(1937). Nguyễn đóng vai y tá. Lúc về Nguyễn viết Một chuyến đi đăng tải
ít bài trong Tiểu thuyết thứ bảy sau in thành sách. Tác phẩm này đưa
Nguyễn vào vị trí đúng của văn học.
Nguyễn Tuân là con người kiêu bạc, chẳng phải chỉ ở văn chương mà còn ở
cuộc sống thường nhật. Tính ưa lập dị, danh từ lúc đó gọi là “chơi trội”. Ăn
chim quay chỉ gặm hai cẳng chân. Tách cà-phê chỉ bỏ đúng một miếng rưỡi
đường cục. Uống rượu say, ngồi lì một chỗ, chẳng nói chẳng rằng, độ tiếng
đồng hồ sau mới bắt đầu phá phách. Uống trà phải tự tay đun nước bằng
siêu đồng, than Tàu và pha trong ấm Mạnh Thần bằng trà quý hái từ núi Vũ
Di Trung Quốc. Nguyễn cầu kỳ, kiểu cách từng cử chỉ nhỏ nhặt.
Trong thời gian kháng chiến, tôi có gặp Nguyễn một lần tại cánh rừng
thuộc Thái Nguyên, Liên khu 1. Vẫn mái tóc bồng bềnh, vẫn cái mũi nổi gồ
khoằm đặc biệt, vẫn cái môi chum chúm, vẫn nụ cười khó hiểu, chỉ có điều
khác, đó là bộ bà ba nâu với đôi dép Bình Trị Thiên làm Nguyễn trở thành
một “nông dân trí thức”. Cũng như Nguyễn Đình Thi, một cán bộ văn hóa
cao cấp, mặc áo the đen chít khăn như ông xã, nhà văn Như Phong của Tiểu
thuyết thứ bảy ngày xưa, vẫn nửa đùa nửa thật gọi tôi là “hoạ sĩ tiểu tư sản”
vì tôi chưa hoà mình tích cực vào đời sống tập thể, ăn mặc giống hệt người
lái buôn. Đồ Phồn nhà văn thơ trào phúng nghi trang như ông lão quê mùa,
Xuân Diệu xúng xính trong bộ đồ nâu bạc phếch khoác blouson, cỡi xe đạp
đi tung tăng đó đây nhưng mái tóc vẫn cuốn “bồng trên đài trán thơ ngây”
và còn nhiều nữa, những khuôn mặt anh em trong tháng năm dài kháng
chiến.
Qua hai tác phẩm Nguyễn và Chùa Đàn, Nguyễn Tuân cho rằng mình chưa
đủ nhiệt thành đối với cách mạng nên trong một lớp chỉnh huấn vào năm
1950, một lần nữa, Nguyễn Tuân lại tự lột xác cùng với Thế Lữ, Xuân
Diệu, Nguyễn Xuân Khoát, Tô Ngọc Vân, Tú Mỡ, Nguyễn Cao Luyện
v.v… theo tài liệu của Nghiêm Kế Tổ trong Việt Nam máu lửa, xuất bản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.