MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 71

Trước Vũ Bằng, nhà văn Thạch Lam đã nói về quà Hà Nội qua loạt bài
đăng ở Ngày nay dưới tựa đề: Hà Nội 36 phố phường. Loạt bài của Thạch
Lam cũng hay và tinh tế lắm, nhưng không gợi lên trong lòng người đọc
những cảm giác nấn nuối, chua cay vì lúc Thạch Lam viết, người đọc bắt
thèm có thể ăn được ngay, còn bây giờ đọc Vũ Bằng, chỉ để “tưởng nhớ
suông”. Do vậy, chữ nghĩa của Vũ quân có ma lực hút người đọc đi vào
một không gian khác – ở đây - có dĩ vãng với những món quà ăn chơi quen
thuộc.
Vũ Bằng là nhà văn không sợ sự thực, dù cho sự thực đó có thể gây ngộ
nhận. Chính vì thế nên trong cuốn hồi ký Phù dung ơi! Vĩnh biệt! do nhà
Thế Giới xuất bản mới đây, Vũ Bằng đã nói hết về mình với tất cả thành
thực và lương tâm của người cầm bút đã gần 60 tuổi trời. Tập hồi ký này
trước mang nhan đề Cai in thành sách vào năm 1942, nhưng chính ra, đã
được đăng tải từng kỳ trên báo Trung Bắc chủ nhật từ năm 1940. Cuốn này
ở trong Nam ít người biết: khi in ra, phương tiện giao thông bị trở ngại vì
Nhật chiếm Bắc Việt, phần nữa, khan giấy nên số ấn bản không nhiều.
Vũ Bằng cho tái bản để thoả mãn đòi hỏi của độc giả một phần, còn mục
đích chính là mong cảnh tỉnh giới thanh niên nam nữ bằng bài học nha
phiến do chính bản thân tác giả đã trả giá khá đắt. Cái tâm sự bi thương ấy,
Vũ Bằng đã trải ra trên 300 trang giấy với tất cả nỗi niềm đau đớn, đôi khi
tàn bạo trong từng giờ phút đam mê với ác mộng không rời.
Vũ Bằng đã nghiện và nghiện nặng vì một lý do rất đơn giản là đang tuổi
thanh niên mà không có lý tưởng để tranh đấu, để nhìn vào cuộc sống với
niềm tin yêu. Vũ Bằng bước chân vào văn nghiệp với một thế hệ “đàn anh”
sa ngã, truỵ lạc trong những đêm dài ca quán, trong hương khói quê nâu,
trong vòng môi ân tình đĩ điếm. Vì muốn tỏ ra mình cũng xứng đáng là tay
“tiểu tướng” trong chốn “giang hồ lạc phách” của “trường văn trận bút”,
Vũ Bằng, với tự ái tuổi trẻ, lao đời mình vào đam mê để huỷ hoại đời sống
và tin rằng mình đã làm một việc đáng làm, không ân hận gì hết, nếu ngày
nào đó thân xác mình bị vùi lấp bởi ô nhục thì cũng cứ được đi.
Cái tâm trạng chán đời của lứa tuổi thanh niên những năm 1930-40, nó là
mẫu số chung cho bài toán của một dân tộc bị đô hộ. Thêm vào đó, có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.