mọi người phải suy tư: đó là cách đây hơn ngàn năm, hai bộ sách bao gồm
sự ghi chép của hai vị cao tăng Trung Quốc sang Ấn Độ triều thánh đã giúp
người Anh và người Ấn truy tìm lại một giai đoạn lịch sử đã bị quên lãng.
Chúng tôi ngồi lại tại quán cà phê trong Viện bảo tàng, tiến sĩ Agrawal
nói: “Người Ấn chúng tôi vô cùng cảm kích ngài Huyền Trang, không có
ngài, một bộ phận lịch sử của chúng tôi bị mai một. Trong các sách lịch sử
thời kỳ đầu của Ấn Độ cô đều thấy tên của ngài Huyền Trang. Điều quan
trọng nhất là ngài Huyền Trang đã phục hưng lại Phật giáo.” Suốt hai tiếng
đồng hồ, ông kể cho tôi nghe câu chuyện Ấn Độ tìm lại nguồn cội như thế
nào. Về sau, khi đã đọc nhiều sách liên quan về vấn đề này, tôi mới hiểu lý
do vì sao câu chuyện này làm mọi người kinh ngạc.
Lần đầu tiên tôi hiểu rõ sự khác biệt giữa người Trung Quốc và Ấn Độ -
đây cũng là nguyên nhân khiến cho người Ấn xem trọng ngài Huyền Trang
như thế. Mọi người thích bàn về sự khác biệt giữa phương đông và phương
tây, nhưng trên thực tế Trung Quốc và Ấn Độ khác biệt rất nhiều. Người
Ấn Độ giỏi về triết lý, thích cuộc sống tinh thần; trong khi người Trung
Quốc thì chú trọng thực tế, thích cuộc sống vật chất. Đối với người Trung
Quốc, mảnh đất mà chúng tôi đang sống chính là thế giới hiện tại, giống
như Khổng Tử thường nói: “Nghĩa vụ của con người là kính mà xa quỷ
thần.” Tôn giáo làm chủ trong sinh hoạt của người Ấn, mục tiêu cuối cùng
của họ là giải thoát - Rời bỏ thế tục để đi vào cảnh giới cực lạc vĩnh hằng.
Ấn Độ có hơn 300 triệu vị thần giúp họ thực hiện mục đích này. Người Ấn
Độ chắc chắn không thể hiểu được là hơn 2000 năm nay, Khổng Tử - đấng
hướng dẫn tinh thần của người Trung Quốc chỉ là một vị thánh hiền du học
bốn phương, chúng tôi không hề thần hóa ông.
Khác biệt lớn giữa hai dân tộc Trung - Ấn là thái độ đối với lịch sử.
“Người Trung Quốc các bạn là những nhà lịch sử xuất sắc nhất trên thế
giới, bản thân ngài Huyền Trang kế thừa truyền thống đó” - tiến sĩ Dr.
Agrawal nói. Thực vậy, lịch sử vô cùng quan trọng đối với chúng tôi.
Đương nhiên mục tiêu của lịch sử phần nhiều là chính trị, chứ không phải
là học thuật. Bắt đầu từ thời Khổng Tử, các sử gia chỉ ghi chép tỉ mỉ lịch sử