của từng triều đại - thời gian tại vị của một hoàng đế, thị hiếu của họ, chiến
tranh nông dân phát sinh, nhà thơ và những tác phẩm kiệt tác... Mục đích
làm như vậy của người Trung Quốc là hy vọng các vị hoàng đế và các sĩ
phu đời sau lấy lịch sử để kiểm chứng. Lịch sử là một tấm gương có thể
phản ánh quá khứ và chiếu rọi tương lai.
“Đối với người Ấn Độ, sinh mạng chỉ như hoa đàm mới nở, lịch sử và tri
thức chỉ là dư thừa”- tiến sĩ Agrawal vừa uống trà vừa nói. “Trong truyền
thuyết của chúng tôi cũng có nhắc đến tên tuổi của vài vị quốc vương và
vương thất Ấn Độ, thế nhưng bản thân họ đều được bao phủ bởi sự thần
hóa, không có giá trị nào phục vụ cho khảo cổ học. Phật đà là người Ấn Độ,
hơn nữa có thể nói là người Ấn Độ vĩ đại nhất đản sinh trên mảnh đất này,
thế nhưng lịch sử của chúng tôi lại không ghi lại chút nào về ngài. Lúc ngài
Huyền Trang đến Ấn Độ, Phật giáo đã bắt đầu mai một. Đến thế kỷ thứ XI,
những kẻ xâm lược đến từ Afghanistan đã tiêu diệt Phật giáo. Từ đó về sau
những khu rừng nguyên thủy đã vùi lấp những di tích Phật giáo, và trên
những vùng đất đó đền thờ Hồi giáo và Ấn Độ giáo được xây dựng. Cuối
cùng mảnh đất mà đức Phật đản sinh cũng bị người ta quên lãng. May thay
Đại Đường Tây Vực ký của ngài Huyền Trang đã giúp cho chúng tôi hiểu
được mọi thứ.”
Phát hiện đức Phật phải tính đến công lao của những viên quan thực dân
Anh tại Ấn Độ, đặc biệt là vị cục trưởng nhiệm kỳ thứ nhất của cục khảo cổ
Ấn Độ: Alexander Cunningham. Vào năm 1834, Trung úy 20 tuổi
Cunningham thuộc quân đội hoàng gia Anh từ Phần Lan lần đầu tiên đến
Ấn Độ, đóng quân tại Benares, Varanasi ngày nay. Ra khỏi thành Benares
vượt sông Hằng chính là Lộc Dã Uyển, nơi đây giống như hậu hoa viên yên
tịnh. Giữa đám cỏ hoang và cây cổ thụ hàng trăm năm có một tòa kiến trúc
đỉnh tròn cao hơn 30m. Phía ngoài là những bức phù điêu tuyệt đẹp. Tòa
kiến trúc này là gì? Tại sao được xây đẹp như vậy? Vì sao lại xây dựng nơi
đây? Cunningham cảm thấy hiếu kỳ. Cư dân Benares cho rằng đó là nơi cất
giữ tro cốt của vương hậu và vương phi. Ông đem việc này hỏi những vị Bà
La Môn tế tự. Họ là những người bảo hộ truyền thống Ấn Độ. Thế nhưng