“Ở Ấn Độ, Bihar được xem là nơi có nhiều đại địa chủ nhất, người bần
tiện cũng nhiều nhất. Hai giai cấp này cứ đụng nhau, xung đột mãi không
thôi.” Anh tỏ vẻ chán chường.
Thế nhưng tôi biết tín chúng Phật tử vẫn đến đó triều bái.
“Họ thật dũng cảm”- Anh nói - “Nhưng tôi khuyên chị không nên đi.
Trong tờ “Tin nhanh Ấn Độ” có đăng một tin, để tôi lấy đưa chị xem.” Anh
vào phòng lấy ra một tờ báo, bên trên đề: “Một xe đò chở đầy chư tăng và
khách hành hương Nhật Bản bị phục kích tại bang Bihar. Tài sản bị cướp
sạch, hai người bị đánh trọng thương. Các cơ quan chức năng khuyên mọi
người hãy để tình hình lắng dịu rồi hãy đến vùng đất này.”
“Chắc chị biết việc bầu cử tại bang Bihar”- Pu Rem hỏi và đưa cho tôi
một tờ báo khác, có tiêu đề lớn là: “Cảnh sát địa phương đã bắn vào hai
người đàn ông đang có ý đồ giật thùng phiếu, có 14 người chết trong cuộc
xung đột. Ngày đầu tiên bỏ phiếu có 700 người bị bắt.” Thế nhưng khi liếc
qua một tin khác thì tôi bật cười: “Vì sợ bạo lực, một vị trúng cử đã tự nhốt
trong phòng cự tuyệt nhậm chức”, ông ta cũng thật dũng cảm.
“Chị vẫn muốn đi chứ?”- Pu Rem cầm lại tờ báo, đưa mắt nhìn tôi hỏi.
Tôi không có cách lựa chọn nào khác.
Trưa ngày hôm đó tôi bay đến Patna, thủ phủ của bang Bihar, cũng là
cánh cửa chính đi vào vùng đất quê hương Phật đà. Phi trường Patna quả
thật là tồi tệ. Nó đã được kiến tạo cách nay mấy năm, nhưng nhà vệ sinh
chưa từng được sử dụng. Lúc tôi đi vào, nhân viên nói “Xin bà vui lòng đi
vệ sinh bên ngoài”, quả thật đã đến bang Bihar. Nhưng điều khiến tôi vui
mừng là ở đây không đến nỗi nào. Pu Rem đã liên hệ với công ty du lịch
sắp xếp một tài xế đón tôi tại phi trường. Yogandra rất trẻ, dáng không cao,
da đen, lanh lợi. Thế nhưng, giữa chúng tôi có một chướng ngại: Cậu ta chỉ
nói được chút ít tiếng Anh, lại là người phụ trách chuyến du hành của tôi.
Tôi có nhiều vấn đề để hỏi, nhưng cậu ta không thể trả lời.
Từ phi trường vào thành phố, khiến cho tôi kinh ngạc không thôi. Trên
đường đầy các loại xe, xe đò và xe ba bánh máy nhả đầy khói đen. Thỉnh