Đối với người đã quen nghe ca khúc cách mạng như tôi, một khúc dạo
của Mozart đã đưa tôi vào một ý cảnh mới, tự nhiên quyến rũ khiến tôi mê
say, từ sâu trong tiềm thức tuôn trào một tình yêu thương thần thánh. Thật
khó tưởng nổi, loại âm nhạc kinh điển hay như vậy lại bị xem là loại cỏ độc
của thời phong kiến nên cấm lưu hành. Các nhạc sĩ vì diễn tấu chúng mà bị
bẻ ngón tay và lưu đày.
Mỗi tuần có một giờ đọc báo Anh - Mỹ, khiến tôi cảm nhận được tinh
thần dân chủ chân chính. Mục đích môn học này là nhằm nâng cao trình độ
đọc hiểu Anh ngữ của chúng tôi, đồng thời nâng cao sự hiểu biết về xã hội
Anh - Mỹ. Từng đoạn văn chương lời lẽ sắc bén phê bình về Quốc hội,
chính đảng, Tổng thống, vương thất, cho đến mọi phương diện của xã hội.
Tôi nhớ đã hỏi giáo sư rằng các tác giả này họ không yêu nước sao? Chính
phủ sao lại cho phép báo chí nói trắng trợn ra như vậy? Giáo sư - một vị
tiến sĩ từng du học bên Mỹ trở về - cười nói với tôi: “Những lời phê bình
của họ là sự giám sát đối với chính phủ, cũng chính nhờ những lời phê bình
này mà xã hội không ngừng hoàn thiện.” Lời cô nói khiến cho tôi suy nghĩ
rất lâu!
Bốn năm học ở Bắc Đại, thu hoạch lớn nhất của tôi chính là mở rộng tầm
nhìn: ngoài việc lấy con người làm gốc, chú trọng khoa học, văn hóa, tinh
thần mạo hiểm hiển hiện trước mặt tôi. Tôi muốn phát hiện và hiểu nó
nhiều hơn.
Năm 1986, khi tốt nghiệp đại học, vừa gặp lúc Bộ Giáo dục cho tuyển
sinh du học sang Oxford do nhà nước tài trợ, tôi may mắn trúng tuyển. Nếu
như nói Bắc Đại mở rộng tầm nhìn, đưa tôi vào một vương quốc tự do, thì
Đại học Oxford sẽ dạy cho tôi biết thế nào là suy nghĩ chân chính.
Bắt đầu từ triết gia Aristotle của Hy Lạp cổ đại, Logic học trở thành
niềm tự hào của người phương Tây; từ đây từng lớp từng lớp các nhà tư
tưởng, triết học không ngừng bổ sung và hoàn thiện bộ môn khoa học về
phương thức tư duy của nhân loại này.
Tư biện logic tỉ mỉ, quan điểm học thuật đặc sắc, là học kỳ của Oxford
đang chờ đón mỗi sinh viên. Vì vậy, trường ứng dụng phương thức giáo