MUÔN DẶM KHÔNG MÂY - Trang 23

danh xưng Ấn Độ mà các bạn gọi đất nước chúng tôi, cũng do chính ngài
Huyền Trang đặt cho.”

Việc không hiểu biết này khiến tôi ngượng nghịu, đồng thời cũng có chút

nghi hoặc, chúng tôi nói về cùng một Huyền Trang chứ? Tôi nhớ khi còn
học trung học, trong sách lịch sử có nhắc đến ngài Huyền Trang sang Ấn
Độ thỉnh kinh và viết nên bộ Đại Đường Tây Vực ký, chỉ là bài học, cứ thế
trôi qua. Người Ấn tôn sùng ngài Huyền Trang, không phải là những anh
hùng dân tộc mà chúng ta tôn sùng như Nhạc Phi - trung trinh báo quốc,
Lâm Tắc Từ - anh hùng kháng quân Anh nha phiến.

Danh từ Huyền Trang từ đây ăn sâu trong đầu tôi. Sau sự thức tỉnh của

người bạn Ấn, tôi liền đến thư Viện, tìm xem có sách nào liên quan đến
ngài Huyền Trang, kết quả: Cao Tăng truyện, Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp
sư truyện
do đệ tử ngài viết, Đại Đường Tây Vực ký do chính ngài biên
soạn, Huyền Trang pháp sư do một chuyên gia người Anh nghiên cứu tiếng
Hán viết, tất cả được 6 - 7 cuốn đều bày ngăn nắp trên giá. Tôi lấy xuống
từng quyển, gấp đến nỗi sợ đọc không kịp. Liên tục ba ngày, trừ khi ngủ
nghỉ, tôi dường như đều ở trong thư Viện.

Trong Đại Đường Tây Vực ký, không hề tìm thấy những câu chuyện tây

hành đầy gian nan của ông như tôi hằng mong đợi, sách chủ yếu ghi chép
lại địa hình núi sông, phong tục nhân tình, văn tự ngữ ngôn, thần hóa lịch
sử, tôn giáo chính trị, luật pháp quân sự của hơn 100 quốc gia nơi ông từng
đi qua. Nội dung rất phong phú khiến tôi tin rằng đây là bộ bách khoa toàn
thư vào thời đại đó, đây là một phần chứng tích văn minh lịch sử bị thất lạc.
Những gì liên quan đến nguyên nhân cũng như lịch trình Tây du thỉnh kinh
của ngài phải xem trong quyển Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện do
hai đệ tử của ngài là Huệ Lập và Ngạn Tông viết.

Huyền Trang, họ Trần, tên Hùy, sinh vào năm Công nguyên 600 tại thôn

Trần Hà gần Lạc Dương tỉnh Hà Nam. Trong nhà có năm anh em, ngài là
con út, cũng thông minh nhất. Khi ngài lên bốn tuổi, mẹ bệnh qua đời, cha
ngài phải gánh vác trách nhiệm gia đình. Cha ngài vốn xuất thân Nho học,
chuộng cổ trọng hiền, đọc sách sử không hề biết mỏi mệt, vì bất mãn cuối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.