MUÔN DẶM KHÔNG MÂY - Trang 26

Vào giữa thế kỷ thứ nhất, Phật giáo bắt đầu truyền vào Trung Quốc. Mấy

trăm năm này, có cả trăm ngàn vị tăng sĩ các nước, đặc biệt là Ấn Độ và
Trung Á từ vạn dặm xa đến Trung Quốc truyền giáo, họ đã phiên dịch kinh
Phật sang tiếng Hán sớm nhất. Điều khiến cho họ phấn khởi là Phật giáo
vừa truyền vào Đông Độ đã được sự hoan nghênh nồng nhiệt của người
Trung Quốc. Trung Quốc có nền văn hóa và lịch sử lâu đời, có tín ngưỡng
Nho và Lão riêng. Nhưng Nho giáo cường điệu vấn đề trật tự xã hội, còn
Đạo giáo chuyên chú về sự thống nhất giữa con người và vũ trụ, mục đích
của nó là tìm cầu trường sinh bất lão trong hiện tại. Nho và Lão đều không
giải đáp được vấn đề mà con người muốn biết nhất - con người sau khi chết
đi về đâu? Phật giáo tin tưởng nhân quả báo ứng, người hành thiện tích đức
nhất định được sinh vào thế giới cực lạc, điều này đã giải đáp được nỗi lo
của con người đối với đời sau, cũng đáp ứng khát vọng của con người về
tình thương yêu, chính nghĩa và bình đẳng. Tuy gặp khó khăn, Phật giáo
cuối cùng cũng đã bắt đầu đâm chồi trên mảnh đất vốn có nền văn minh lâu
đời này, lớn mạnh, và trở thành một bộ phận quan trọng nhất trong truyền
thống tư tưởng văn hóa Trung Quốc.

Để Phật giáo càng thích nghi với tâm lý và văn hóa nước nhà, các tu sĩ

Trung Quốc từng tốp từng tốp phiên dịch, chú giải kinh văn, sau đó tùy thời
mà sáng lập ra các tông phái như: Thiên Thai tông, Duy Thức tông, Tịnh
Độ tông, Thiền tông, Mật tông, v.v... Thiên Thai tông hình thành vào đời
Tùy do ngài Trí Ỷ thường trụ trên núi Thiên Thai tỉnh Triết Giang sáng lập
mà có tên. Ngài Trí Ỷ tinh thông Phật pháp, am tường điển tích, chính ngài
là người đầu tiên phiên dịch và phân loại kinh “Hạo nhiên yên hải”, chỉnh
lý chương mục; ngài tổng hợp các giáo phái Phật giáo và sáng lập Thiên
Thai tông. Đại sư Trí Ỷ lấy tông chỉ của “Kinh Pháp Hoa” làm cơ sở, đi sâu
vào nghiên cứu, hoằng dương tư tưởng Đại thừa Phật giáo, cho rằng người
người đều có Phật tính, tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật. Căn cứ
theo giáo nghĩa Thiên Thai tông thì chân lý vũ trụ bao gồm trong kinh Pháp
Hoa - là bộ kinh Phật đà thuyết sau cùng, đọc qua kinh này sẽ hiểu rõ được
lý Phật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.