MUÔN DẶM KHÔNG MÂY - Trang 302

Ngài Huyền Trang biết rõ, có được sự ủng hộ của Thái Tông không phải

là việc sớm chiều. Để tranh thủ sớm được Thái Tông ủng hộ, dù công việc
dịch kinh có bị chậm, ngài vẫn cố gắng hoàn thành yêu cầu của Thái Tông.
Kết quả, chỉ trong vòng 14 tháng, ngài đã hoàn thành quyển Đại Đường
Tây Vực ký
. Đầu tiên, tên gọi của sách cũng cho thấy nỗi lòng của ngài:
những nơi ngài đến vượt khỏi biên cương Đại Đường, nhưng ngài biết rõ
lòng tự cao của Thái Tông, luôn hy vọng mở rộng bờ cõi. Ngoài ra, trong
sách cũng không nhắc đến việc ngài bí mật xuất quan, ngược lại, ngài xem
sự thành công cầu pháp của mình là nhờ sự bảo hộ của Thái Tông. Điều
này thể hiện ngay ở lời nói đầu của sách.

Thái Tông vừa đọc lời tựa liền vui hẳn lên, ngay đêm thảo thư ban

thưởng cho ngài Huyền Trang. Ngày thứ hai sau khi nhận được tin vui, ngài
Huyền Trang cho rằng thời cơ đã đến, thêm một lần nữa ngài khéo léo thỉnh
cầu Thái Tông viết lời tựa cho kinh phiên dịch. Thái Tông trả lời: “Trẫm
học vấn nông cạn, không hiểu rõ Phật lý, không thể viết đề kinh.”

Lời từ chối khéo của Thái Tông không khiến ngài Huyền Trang thất

vọng. Ngài hiểu được nỗi lòng của Thái Tông: thân là vị quân vương, một
khi chưa hiểu rõ về Phật giáo thì không dễ dàng quyết định. Hiện tại điều
nên làm chính là ngài phải tăng cường tốc độ dịch kinh, sớm phiên dịch bộ
Du Già Sư Địa Luận. Tầm cầu kinh này là nguyên nhân chính của chuyến
tây hành, cũng là gặt hái lớn nhất của ngài. Du Già Sư Địa Luận gồm 100
quyển, chủ yếu luận về quá trình sản sinh tư tưởng của con người, bao gồm
nguyên nhân và biến hóa vi tế, giúp mọi người có nhận thức chính xác về
bản chất của vạn vật, cuối cùng đạt được giác ngộ. Tuy ý nghĩa huyền diệu,
nhưng trong quyển thứ 60 “Nhiếp quyết trạch phần”có vài chương tiết
thông tục dễ hiểu, chúng phân tích sự sai lầm trong cách trị nước của quân
vương, cách tu tập thế nào để được nhiều công đức, khiến cho quốc gia
thịnh trị trường tồn. Huyền Trang tin rằng, Thái Tông nếu đọc được quyển
này, sẽ thay đổi cách nhìn về Phật giáo.

Mùa hạ công nguyên năm 648, ngài Huyền Trang vừa hoàn thành dịch

bộ Du Già Sư Địa Luận, vừa lúc Thái Tông triệu kiến, lệnh ông đến Ngọc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.